MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bên trong cuộc chạy đua nhằm ngăn chặn thảm họa của "ngân hàng nợ xấu" lớn nhất Trung Quốc

24-05-2021 - 17:26 PM | Tài chính quốc tế

Bên trong cuộc chạy đua nhằm ngăn chặn thảm họa của "ngân hàng nợ xấu" lớn nhất Trung Quốc

China Huarong Asset Management là "công ty giải quyết nợ xấu" thuộc sở hữu của nhà nước. Công ty này đang gặp khó khăn và có tầm ảnh hưởng nhất định đến giới tài chính toàn cầu. Trường hợp của công ty này được giải quyết ra thế nào sẽ là "bài kiểm tra" đối với hệ thống tài chính đầy nợ của Trung Quốc.

9 giờ tối trên Phố Tài chính ở Bắc Kinh, một người bên trong Huarong Tower cầm cây bút lông và bắt đầu viết chữ. Một ngày làm việc mệt mỏi khác của Wang Zhanfeng – chủ tịch công ty, đã kết thúc. Ông là người thay thế vị trí của cựu chủ tịch đã bị xử tử hình cách đây 2 tháng.

Vào buổi tối tháng 4, Wang đang nghỉ ngơi trong văn phòng với việc viết thư pháp. Nghệ thuật viết thư pháp đòi hỏi sự kiên nhẫn, quyết tâm, kỹ năng và sự bình tĩnh. Đó là những gì Wang cần ở thời điểm này. Bởi trên Phố Tài chính, những thước phim đen tối đang được chiếu sau mặt tiền đầy kính của của Huarong Tower.

China Huarong Asset Management là "công ty giải quyết nợ xấu" thuộc sở hữu của nhà nước. Công ty này đang gặp khó khăn và có tầm ảnh hưởng nhất định đến giới tài chính toàn cầu. Trường hợp của công ty này được giải quyết ra thế nào sẽ là "bài kiểm tra" đối với hệ thống tài chính đầy nợ của Trung Quốc, nỗ lực giải quyết của các nhà hoạch định chính sách, cùng các ngân hàng và nhà đầu tư nước ngoài đang "mắc kẹt" ở giữa.

Từ nhiều tháng nay, Wang và những nhân sự khác đã nỗ lực "dọn dẹp" những vấn đề của Huarong. Theo đúng nghĩa đen (và cả nghĩa bóng), công ty này nằm ở trung tâm câu trúc quyền lực tài chính của Trung Quốc. Phía nam là PBOC, phía tây nam là Bộ Tài chính (cổ đông chính của Huarong), chưa đầy 300m về phía tây là Ủy ban Điều tiết Bảo hiểm và Ngân hàng Trung Quốc (CBIRC) – đóng vai trò bảo vệ hệ thống tài chính và gần đây là đảm bảo Huarong có sự hỗ trợ vốn từ các ngân hàng quốc doanh đến ít nhất là tháng 8.

Dẫu vậy, nhận được sự hậu thuẫn mới cũng không thể giải quyết câu hỏi về cách Huarong kiếm "đậm" từ 41 tỷ USD đã đi vay trên thị trường trái phiếu, phần lớn phát sinh dưới thời người tiền nhiệm của Wang. Vị giám đốc điều hành lâu năm đó là Lai Xiaomin, đã rời khỏi Huarong và lĩnh án tử hình vì tham nhũng.

Vấn đề lớn hơn những yếu tố này có thể hỗ trợ như thế nào cho hệ thống tài chính của Trung Quốc và những nỗ lực của Chủ tịch Tập Cận Bình nhằm kiểm soát, kiềm chế những khoản nợ rủi ro, đưa nền tài chính vào khuôn khổ.

Những tiết lộ từ nhân viên của Huarong 

Vậy chuyện gì đang diễn ra bên trong Huarong Tower? Bloomberg đã thực hiện một số cuộc phỏng vấn với những nhân sự của công ty và một số cơ quan quản lý để tìm hiểu thoáng qua về "cơn bão" này.

Bên trong cuộc chạy đua nhằm ngăn chặn thảm họa của ngân hàng nợ xấu lớn nhất Trung Quốc  - Ảnh 1.

Nói một cách đơn giản, Huarong đã rơi vào khủng hoảng toàn diện kể từ khi trì hoãn thời gian công bố kết quả kinh doanh năm 2020, từ đó làm mất lòng tin của nhà đầu tư. Các giám đốc điều hành chuẩn bị tinh thần cho việc các cơ quan chính phủ sẽ triệu tập họ bất cứ khi nào, vào thời điểm tâm lý thị trường xấu đi và khối nợ của Huarong trở nên tồi tệ hơn.

Wang và các nhân sự của ông phải cập nhật thông tin hàng ngày bằng văn bản, được gửi đi mỗi tuần, về hoạt động cũng như thanh khoản của Huarong. Họ đã tìm đến những ngân hàng quốc doanh để yêu cầu sự hỗ trợ và các trader trái phiếu để xoa dịu tâm lý chung. Tuy nhiên, hiệu quả lại không kéo dài.

Huarong đã nhiều lần nhấn mạnh rằng vị thế của họ hiện tại là vững chắc và sẽ thực hiện các nghĩa vụ của mình. Các nhà quản lý ngành ngân hàng đã chấp thuận những tuyên bố đó. Đây là dấu hiệu cho thấy tình hình của Huarong nghiêm trọng đến mức nào và đâu là bên sẽ chịu trách nhiệm.

Bộ Tài chính cùng những cơ quan tài chính quyền lực khác cũng thảo luận về vấn đề, trong đó nội dụng được thảo luận nhiều nhất là những kế hoạch để chia tách các mảng kinh doanh khác nhau của Huarong. Trong khi đó, Huarong chỉ có quyền tiếp cận hạn chế với CBIRC.

Theo các quan chức quản lý, cơ quan giám sát tài chính cao nhất của Trung Quốc – với sự lãnh đọa của Liu He, đã yêu cầu tổ chức các cuộc họp giao ban về tình hình của Huarong và những cuộc họp khác giữa các cơ quan quản lý. Tuy nhiên, họ vẫn chưa thông báo về giải pháp lâu dài.

Bên trong cuộc chạy đua nhằm ngăn chặn thảm họa của ngân hàng nợ xấu lớn nhất Trung Quốc  - Ảnh 2.

Khoảng 6,2 tỷ USD nợ trong nước (xám) và nợ nước ngoài (vàng) của Huarong sẽ đến hạn trong năm nay.

Wang giữ vị trí Bí thư Đảng ủy Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông có bằng tiến sĩ ngành tài chính của Đại học Kinh tế và Tài chính Tây Nam Trung Quốc. Wang đến Huarong Tower vào năm 2018, đúng thời điểm vụ bê bối tham nhũng của công ty quản lý tài sản đang diễn ra. Ở Huarong, ông được coi là một người bình thường, trong khi Lai trước đây từng được mệnh danh là "Thần Tài".

Hàng trăm nhân viên của Huarong, từ giám đốc chi nhánh Bắc Kinh cho đến những nhân sự ở chi nhánh xa hơn, đã chú ý lắng nghe phát biểu của ông về kết quả kinh doanh hàng quý vào ngày 16/4. Ông nhấn mạnh rằng những nguyên tắc cơ bản của công ty đã được cải thiện kể từ khi ông tiếp quản, dù một số nhà phân tích cho rằng câu nói nói không đủ để trấn an nhà đầu tư.

Dẫu vậy, ông lại ít nhắc đến mối băn khoăn của nhiều người, đó là kế hoạch tái cấu trúc, củng cố lại công ty mà ông đã cam kết giải quyết những rắc rối trong vòng 3 năm kể từ khi tiếp quản. Trong khi đó, thông điệp chính của ông là tập trung vào những điều cơ bản, như mua lại những khoản nợ xấu và cải thiện hoạt động quản lý rủi ro. Các nhân viên công ty đều im lặng và không ai đặt câu hỏi.

Một nhân viên đã miêu tả không khí làm việc trong bộ phận của anh là vẫn bình thường. Trong khi đó, một người khác tiết lộ các đồng nghiệp ở 1 công ty con của Huarong lo lắng rằng công ty không trả lương cho họ. Những người làm việc dưới thời của Lai và chịu ảnh lương bị giảm trong nhiều năm lại không hy vọng nhiều về sự thay đổi, trong khi những người mới vào lại kỳ vọng về cơ hội mà sự đổi hướng mang lại.

Sự hậu thuẫn của chính phủ 

Dù những vấn đề về nợ vẫn còn đó, nhưng những nhà quản lý cấp cao và cấp trung của Bắc Kinh đều dần đồng tình rằng: như các doanh nghiệp nhà nước chủ chốt khác, Huarong dường như đã quá lớn để thất bại. Công ty này vẫn có sự hậu thuẫn từ chính phủ.

Các nhân viên Huarong tiết lộ với Bloomberg, ít nhất, ở thời điểm này, khủng hoảng tài chính đối với công ty vẫn chưa diễn ra, ví dụ như vỡ nợ, nhất là trong bối cảnh Trung Quốc đang chuẩn bị cho sự kiện quan trọng vào ngày 1/7, đó là 100 năm ngày thành lập Đảng.

Sau sự kiện đó, không chắc điều gì sẽ diễn ra, ngay cả đối với những người làm việc bên trong Huarong Tower. Trong khi đó, ông Liu He vẫn chưa đưa ra giải pháp giải quyết những khó khăn hiện tại của Huarong. Sự im lặng của Bắc Kinh bắt đầu khiến nhà đầu tư trái phiếu địa phương lo ngại, khi chỉ khoảng 1 tuần trước họ vẫn không bị xoay chuyển bởi việc trái phiếu nước ngoài của Huarong bị bán tháo.

Theo Dinny McMahon – nhà phân tích kinh tế của công ty tư vấn Trivium China, vai trò của Huarong trong việc giải quyết và xử lý nợ xấu của các ngân hàng nên được duy trì, nhưng cần có sự can thiệp của chính phủ.

Hiện tại, do cấp trên chưa có chỉ đạo trực tiếp, Huarong vẫn mắc kẹt giữa sự cạnh tranh lợi ích giữa các doanh nghiệp nhà nước và cơ quan hành chính của chính phủ. Ví dụ, China Investment – quỹ đầu tư quốc gia 1 nghìn tỷ USD, đã từ chối đề xuất sở hữu cổ phần chi phối từ Bộ Tài chính. CIC lập luận rằng họ không có đủ khả năng để giải quyết những vấn đề của Huarong.

Bên trong cuộc chạy đua nhằm ngăn chặn thảm họa của ngân hàng nợ xấu lớn nhất Trung Quốc  - Ảnh 3.

Nguồn tin thân cận tiết lộ, trong khi đó PBOC vẫn đang quyết định có nên tiến hành một đề xuất có thể nhận khoản nợ xấu hơn 100 tỷ USD của Huarong hay không. Bộ Tài chính – thay mặt chính phủ sở hữu 57% cổ phần của Huarong, đã không cam kết tái cấp vốn cho công ty, dù chưa khẳng định điều này.

Các nhà quản lý ngân hàng đã nỗ lực trợ giúp Huarong, khi thực hiện thỏa thuận với các định chế tài chính thuộc sở hữu nhà nước bao gồm Industrial & Commercial Bank of China. Khoản nợ 2,5 tỷ USD đến hạn vào cuối tháng 8 sẽ được đảm bảo. Đến thời điểm đó, ông ty phải đặt mục tiêu hoàn thành báo cáo tài chính năm 2020 sau khi không công bố vào tháng 3 và tháng 4.

Thông báo về nhân sự mới trong nhóm điều hành của Wang càng nhấn mạnh những rủi ro lớn và niềm hy vọng đối với một số người trong cuộc. Liang Qiang là thành viên của Liên đoàn Thanh niên Tài chính Trung Quốc (ACFYF) – được nhiều người coi là cơ quan đào tạo các nhà lãnh đạo tương lai cho những DNNN ngành tài chính.

Liang đến Huarong vào tuần trước và sẽ sớm đạm nhận vai trò chủ tịch. Trước đó, ông đã làm việc ở 3 nhà quản lý tài sản thuộc sở hữu nhà nước khác – giống Huarong, để xử lý các khoản nợ xấu tại các ngân hàng trong nước. Một số người suy đoán rằng động thái này báo hiệu cho một kế hoạch quy mô lớn hơn: Huarong có thể là một bản thiết kế chi tiết cho Bắc Kinh tiếp cận những công ty nợ chồng chất.

Trong khi đó, bên trong Huarong Tower, các giám đốc điều hành dù có lịch trình bận rộn nhưng vẫn có một hoạt động quan trọng. Đó là một cuộc họp hàng tháng, với chủ đề được coi là quan trọng với sự tái sinh của Huarong: nghiên cứu các học thuyết của Đảng và các bài phát biểu của Chủ tịch Tập Cận Bình.

Tham khảo Bloomberg 

Lục Lam

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên