Bên trong những lớp luyện "gà con" khắc nghiệt nhất: 3 tuổi tự đọc sách Tiếng Anh, thuộc lòng 100 bài thơ, 5 tuổi bắt đầu học Toán Olympic
Những đứa trẻ phải chạy đua từ bé từ kỳ vọng quá lớn của bố mẹ về việc nuôi dạy con thành nhân tố xuất chúng.
- 18-01-2021Những điều ít biết về "Đại Công chúa Huawei": Tài giỏi, khí chất "át vía" cô em cùng cha khác mẹ kém 26 tuổi vừa gia nhập Cbiz
- 15-01-2021Tỷ phú từng được mệnh danh là "Warren Buffett của Trung Quốc": Cử nhân Triết học thoát nghèo nhờ cãi lời cha mẹ, vừa kinh doanh đã kiếm về 1 triệu USD ở tuổi 25
- 13-01-2021Nghiên cứu 40 năm từ Đại học Yale, Mỹ: Trước 9 tuổi nếu cha mẹ giúp con hình thành 4 thói quen này, trẻ sẽ có tiềm năng trở thành người xuất sắc
Vào được một trường đại học hàng đầu là có cơ hội đổi đời, hứa hẹn một tương lai xán lạn với tiền tài, địa vị, quyền lực. Đó là suy nghĩ của đa số phụ huynh châu Á.
Nắm bắt được tâm lý này, các "công xưởng" luyện thi đại học ra đời. Dù nổi tiếng là khắc nghiệt, mệt mỏi, áp lực, các trung tâm này vẫn tồn tại nhiều năm qua khi nuôi dưỡng hy vọng đỗ đạt, thành tài cho nhiều người.
Cảnh vừa ăn vừa học đã quen thuộc với nhiều học sinh Trung Quốc.
Tuy nhiên ở Trung Quốc, "lò luyện thi" không chỉ là khái niệm nói về thi đại học mà còn ở cấp học bé hơn nhiều. Nhiều cha mẹ đặt mục tiêu cho con vào Đại học Bắc Kinh, Đại học Thanh Hoa… những đại học danh tiếng top đầu Trung Quốc đều không quản tiền bạc, thời gian để đưa con vào những lớp "luyện gà con" sau giờ học chính thức.
Có một thuật ngữ phổ biến trên internet ở Trung Quốc dùng mô tả các bậc cha mẹ luôn nỗ lực với mong muốn con cái thành công trong tương lai: "Gà mái mẹ". Những "gà mái mẹ" điển hình xuất hiện khắp các đô thị lớn ở xứ tỷ dân, đặc biệt là những thành phố cấp 1 như Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu và Thâm Quyến.
Cách nuôi dạy con cái theo lối “tự do” của thế hệ trước không còn. Sự lo lắng về giáo dục đang tăng mạnh, phổ biến trong các hộ gia đình trung lưu. Tuy nhiên, chính áp lực từ cha mẹ vô tình khiến con cái có gánh nặng tâm lý, dẫn đến hệ lụy khó lường.
Bắt buộc phải nỗ lực hết sức
Một cảnh tượng khá quen thuộc vào cuối giờ chiều tại nhiều nhà hàng thức ăn nhanh ở Hải Điền, Bắc Kinh (Trung Quốc) là đông đảo các em học sinh trong những bộ đồng phục khác nhau uể oải tranh thủ gọi thức ăn. Thậm chí, nhiều em còn vừa ăn tối, vừa tranh thủ làm bài tập về nhà.
Quận Hải Điền, Bắc Kinh từ lâu được mệnh danh là "Cao nguyên Thanh Tạng của nền giáo dục Trung Quốc".
Nhiều phụ huynh cho con học song ngữ Trung-Anh từ khi 1 tuổi; 3 tuổi con có thể tự đọc sách Tiếng Anh.
Phương pháp dạy học nổi bật ở nhiều trường học là sắp xếp thời gian học, hoạt động ngoại khóa một cách nghiêm khắc, nề nếp, khiến học sinh bắt buộc phải nỗ lực hết sức mình để học tập và rèn luyện. Cũng chính bởi những điều đặc biệt này đã thu hút đông đảo phụ huynh học sinh đến đây đăng ký học cho con em mình.
Trở thành "thần tượng" nhờ có con học hành ưu tú
Từ khi cậu con trai 8 tuổi học tại một ngôi trường tiểu học trọng điểm với thành tích nằm trong top 1% các học sinh xuất sắc nhất của quận, cô Trương Phí trở thành "thần tượng" và được nhiều bà mẹ ở quận Hải Điền noi theo.
"Ngôi trường này rất khó có thể thi vào, đề thi luôn được bảo mật một cách tối đa. Hơn nữa, đề thi cũng như quy chế thi của các năm đều thay đổi với độ khó tăng dần" - cô Trương Phí chia sẻ.
Người mẹ này cho rằng, ngoài việc cố gắng rèn luyện cho con thói quen tự giác học tập, cần phải cố gắng tích lũy cho con mình một nền tảng học thuật vững chắc, tăng cường môn tiếng Anh, học kiến thức Toán trong 6 năm từ mầm non đến tiểu học và cho con bắt đầu luyện các bài toán Olympic từ lớp ba.
Cô Trương Phí luôn nhấn mạnh rằng những phụ huynh bình thường sẽ không thể nào sắp xếp thời gian học cho con tốt bằng các bà mẹ ở quận Hải Điền. Bởi ở đây, rất nhiều cha mẹ đã đặt mục tiêu cho con vào Đại học Bắc Kinh, Đại học Thanh Hoa.
Bên cạnh đó, các phụ huynh ở đây còn có lộ trình và mục tiêu cụ thể, ví dụ như: dạy song ngữ tiếng Trung-Anh từ khi con 1 tuổi; 3 tuổi con có thể tự đọc sách Tiếng Anh, thuộc lòng 100 bài thơ cổ; 5 tuổi bắt đầu học Toán Olympic... Trên mạng xã hội, một bà mẹ viết: "Bé nhà chúng tôi không những xếp thứ nhất môn Ngữ Văn mà môn Toán cũng xếp thứ nhất với 99/100 điểm".
"Một bé gái trong lớp mẫu giáo 4 tuổi của con trai tôi có thể đọc trơn tru tất cả các tranh, sách tiếng Anh. Tôi vô cùng bất ngờ, sửng sốt bởi con trai tôi ngay cả khi lên 6 tuổi cũng khó đạt trình độ như vậy", một phụ huynh khác chia sẻ.
Nhiều cha mẹ đầu tư với mục tiêu cho con vào Đại học Bắc Kinh, Đại học Thanh Hoa.
Thực tế giáo dục trẻ em tại đất nước tỷ dân như cuộc chạy đua vũ trang, phụ huynh "không thể thua ở vạch xuất phát. Chính vì thế, không ít cha mẹ tìm cách cho con cái được đào tạo trong môi trường giáo dục khắc nghiệt hoặc tìm cách "trang bị" cho con nhiều tấm huy chương, giấy khen…
Phó Giáo sư Trầm Phi Dịch - Khoa Xã hội học của Đại học Phúc Đán cho rằng việc luyện "gà" đang trở thành một cơn sốt, khiến phụ huynh có yêu cầu quá khắt khe và khát khao con mình phải thật xuất sắc.
Ngoài ra, nhiều phụ huynh cho rằng nếu không nghiêm khắc, con cái họ sẽ không bao giờ phát triển được. Nếu không được học trước các kiến thức, sẽ khó để thi đỗ được vào các trường danh tiếng. Vì vậy, họ không quan tâm đến cảm xúc của con, bắt ép chúng phải theo học các lớp, khóa đào tạo riêng biệt.
Mặc dù vậy, các chuyên gia cho rằng hình thức luyện "gà con" là một phương pháp giáo dục cực đoan.
Thầy Yang, giáo viên trường tiểu học thực nghiệm Thâm Quyến, kêu gọi các bậc cha mẹ hãy dành nhiều nỗ lực hơn để nuôi dưỡng hạnh phúc và lòng tự tin cho con trẻ, thay vì tập trung vào thành tích thi cử của con.
"Phụ huynh thông minh cần kiên nhẫn và có tầm nhìn dài hạn về sự phát triển của con cái. Thực tế, cảm giác hạnh phúc quan trọng hơn là thành tích học tập", Yang nói.
Pháp luật và Bạn đọc