MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bên trong vườn nuôi cấy virus chế tạo vaccine Covid-19 của Trung Quốc: Rộng 3.600 m2, cao 4 tầng, đã cung ứng hơn 1 tỷ liều vaccine ra thị trường

02-08-2021 - 14:28 PM | Tài chính quốc tế

Bên trong vườn nuôi cấy virus chế tạo vaccine Covid-19 của Trung Quốc: Rộng 3.600 m2, cao 4 tầng, đã cung ứng hơn 1 tỷ liều vaccine ra thị trường

Hiện nay, Trung Quốc chiếm một nửa trong số 38 triệu liều vaccine COVID-19 được tiêm mỗi ngày trên khắp thế giới và dự kiến đến cuối năm nay, quốc gia này sẽ tiêm xong cho 70% dân số.

Trung Quốc hiện là nước có tốc độ tiêm chủng nhanh nhất thế giới. Tính đến ngày 19/6, Trung Quốc đã tiêm hơn 1 tỷ liều vaccine COVID-19 cho công dân nước này, chiếm hơn 1/3 tổng số mũi được tiêm trên toàn cầu.

Thống kê của Our World in Data, số liều vaccine tiêm cho người dân Trung Quốc tăng lên 1,48 tỷ tính đến ngày 22/7/2021, nâng tỷ lệ tiêm chủng ở nước này lên 52,9%, cao hơn so với mức 26,5% bình quân toàn cầu.

Bên trong vườn nuôi cấy virus chế tạo vaccine Covid-19 của Trung Quốc: Rộng 3.600 m2, cao 4 tầng, đã cung ứng hơn 1 tỷ liều vaccine ra thị trường - Ảnh 1.

Theo Asia Times, hãng dược quốc doanh Sinopharm đã đóng góp không nhỏ cho thành công này của Trung Quốc khi chiếm phần lớn trong số 1,6 tỷ liều vaccine đang cung ứng cho nước này.

Tất nhiên, để đạt được lượng cung ứng vaccine lớn cùng tốc độ tiêm chủng nhanh như vậy thì Sinipharm cũng phải đầu tư đáng kể cho dây chuyền nuôi cấy virus phục vụ sản xuất vaccine.

Vào đầu tháng 7/2021, Sinopharm đã đưa vào vận hành giai đoạn 3 của nhà máy sản xuất vaccine chống Covid-19 ở quận Daxing, ngoại ô thủ đô Bắc Kinh. Đây được cho là nhà máy sản xuất vaccine lớn nhất thế giới với sản lượng có thể lên đến 3 tỷ liều mỗi năm.

Muốn có vaccine phải nuôi virus

Mang tiếng là nhà máy sản xuất nhưng thực tế khu vực chế tạo vaccine của Sinopharm tại Daxing lại giống vườn nuôi cấy virus trong điều kiện kiểm soát chặt chẽ hơn.

Về lý thuyết, vaccine của Sinopharm vẫn dùng virus bất hoạt như truyền thống để tiêm vào cơ thể người, qua đó kích thích hệ miễn dịch sinh kháng thể.

Những virus bất hoạt được các vườn ươm của Sinopharm dùng nhiệt, Formaldehyde, Formalin hay những hóa chất khác để tiêu diệt khả năng tái tạo nhưng vẫn giữ được độ "nguyên vẹn" khi tiêm vào cơ thể, qua đó đủ để hệ miễn dịch có thể phản ứng.

Bên trong vườn nuôi cấy virus chế tạo vaccine Covid-19 của Trung Quốc: Rộng 3.600 m2, cao 4 tầng, đã cung ứng hơn 1 tỷ liều vaccine ra thị trường - Ảnh 2.

Bên trong vườn ươm virus sản xuất vaccine của Sinopharm

Theo giám đốc Gao Fu của Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Trung Quốc (CDC), một trong những lý do khiến các nước Phương Tây từ bỏ phương pháp phát triển vaccine dùng virus bất hoạt truyền thống là họ không đủ khả năng xây dựng những trung tâm nuôi cấy cỡ lớn đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học, có thể xử lý các mầm bệnh lây lan trong quá trình nuôi.

Giám đốc Gao cho hay phần lớn các nhà máy sản xuất vaccine của Sinopharm và Sinovac đều là những phòng thí nghiệm P3, nghĩa là đạt tiêu chuẩn xử lý các mầm bệnh khi nuôi cấy, sau đó được chuyển đổi thành vườn "ươm" virus với các biện pháp an toàn nghiêm ngặt khác.

Nhà máy sản xuất vaccine mới nhất của Sinopharm chỉ cách sân bay Daxing International Airport của Bắc Kinh chưa đến 1h lái xe. Khu phức hợp này rộng khoảng 3.600 m2 với 4 tầng, được đầu tư với hệ thống kiểm tra an toàn công nghệ cao nhằm đảm bảo việc sản xuất virus an toàn.

Chủ tịch Liu Jingzhen của Sinopharm cho biết nhà máy mới này hoàn toàn đảm bảo an toàn để không làm lây lan virus ra cộng đồng. Ông Liu cũng nhấn mạnh với báo chí rằng để sản xuất được lượng lớn vaccine truyền thống như hiện nay thì Trung Quốc cần nuôi cấy rất nhiều virus bất hoạt.

Nhà máy của Sinopharm tại Daxing hoàn toàn kín và có tỷ lệ tự động hóa cao với phòng áp suất âm, mỗi ống van đều được xây theo tiêu chuẩn an toàn cao nhất nhằm đảm bảo không phát tán virus vào thủ đô Bắc Kinh.

"Trong trường hợp hạn hữu có sự cố rò rỉ, dù chỉ một giọt nhỏ chưa virus thì hệ thống báo động sẽ phun khử trùng toàn bộ phòng hay thậm chí cả tòa nhà ngay lập tức bất kể điều này có thể hủy hoại toàn bộ công sức nuôi cấy virus bất hoạt", chủ tịch Liu nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, chủ tịch Yang Xiaoming của CNBG, một công ty con của Sinopharm cũng tự hào khi họ chế tạo được virus bất hoạt vô hại mà vẫn giữ được độ nguyên vẹn.

Bên trong vườn nuôi cấy virus chế tạo vaccine Covid-19 của Trung Quốc: Rộng 3.600 m2, cao 4 tầng, đã cung ứng hơn 1 tỷ liều vaccine ra thị trường - Ảnh 3.

Bên trong vườn ươm virus sản xuất vaccine của Sinopharm

Theo ông Yang, việc giữ được độ nguyên vẹn của virus bất hoạt khi tiêm vào cơ thể sẽ giúp hệ thống miễn dịch phản ứng mạnh hơn, ghi nhớ được virus và cho kháng thể tốt hơn so với những vaccine khác cùng loại.

Phía Sinopharm cho biết các nhà máy của họ hiện đang chạy hết công suất nhằm đáp ứng đơn đặt hàng trong và ngoài nước. Theo Ủy ban y tế quốc gia Trung Quốc (NHC), quốc gia này đã tặng hoặc chuyển giao 570 triệu liều vaccine ra nước ngoài tính đến cuối tháng 6/2021.

Theo Huyền Băng

Doanh nghiệp và tiếp thị

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên