Bệnh vào từ miệng: Đã đau dạ dày rồi thì cần tránh xa 3 loại thực phẩm sau
“Bệnh từ miệng mà ra”, do đó nếu như bạn bị mắc chứng viêm loét dạ dày thì nên lưu ý danh sách những thực phẩm nên và không nên ăn sau đây.
- 12-04-2017Cải thiện hiệu quả chứng ngáy ngủ chỉ bằng một ly nước “thần thánh” tự chế tại nhà
- 12-04-20179 dấu hiệu cảnh báo sức khỏe đang "xuống dốc không phanh": Hãy xem giải pháp để cải thiện
- 12-04-2017Dân văn phòng: Đừng ăn trưa theo cách này nếu không muốn bị lão hóa sớm
Vi khuẩn H. pylori là nguyên nhân chính gây ra viêm loét dạ dày. Ngoài ra, lạm dụng thuốc giảm đau hay ăn nhiều đồ ăn cay nóng, hút thuốc lá và uống nhiều rượu bia cũng có nguy cơ cao mắc bệnh này.
Khi bị viêm loét dạ dày, người bệnh sẽ cảm thấy ăn không ngon, đau dạ dày, giảm cân , đầy hơi. Ở giai đoạn đầu, viêm loét dạ dày thường không gây đau đớn cho người bệnh. Tuy nhiên, khi bệnh tình bắt đầu phát triển, cơn đau sẽ ngày càng dữ dội hơn.
Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, nó sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng tới sức khỏe chẳng hạn như ung thư dạ dày.
Đối với bệnh viêm loét dạ dày, chế độ ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng không kém việc dùng thuốc. Ăn uống đúng cách sẽ làm giảm axit, giúp các vết loét mau lành. Ngược lại, nếu chế độ ăn uống không khoa học sẽ khiến bệnh tình trở nên trầm trọng hơn.
Người viêm loét dạ dày nên ăn:
1. Tỏi
Đây là loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, giúp hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, đồng thời giúp các vết loét dạ dày chóng lành. Bạn có thể cho thêm tỏi vào các món ăn để tăng thêm hương vị cho món ăn cũng như hỗ trợ điều trị bệnh.
2. Táo
Nếu bạn đang bị viêm loét dạ dày thì bạn nên ăn táo. Bởi táo rất giàu chất xơ và flavonoid, có tác dụng làm ngăn ngừa sự phát triển của các vi khuẩn gây loét.
3. Trà xanh
Nhờ nguồn chất chống oxy hóa và chống viêm dồi dào, trà xanh có thể ngăn ngừa sự phát triển của các vi khuẩn gây loét dạ dày. Để đạt được hiểu quả cao, bạn nên uống 2 cốc trà xanh mỗi ngày.
4. Sữa chua
Sữa chua là một trong những thực phẩm có chứa hàm lượng probiotic nhiều nhất. Trong khi đó, probiotic có tác dụng chống lại các vi khuẩn gây loét.
Ngoài ra, nếu đang sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh loét dạ dày, sữa chua cũng giúp loại bỏ các phản ứng phụ do thuốc kháng sinh gây ra.
5. Việt quất
Người mắc bệnh viêm loét dạ dày có thể ăn trực tiếp hoặc uống nước ép việt quất. Bởi loại quả này có thể ngăn ngừa sự phát triển của các loại vi khuẩn gây ra bệnh này.
Người viêm loét dạ dày không nên ăn:
1. Thực phẩm cay
Những người mắc viêm loét dạ dày nên nói không với thực phẩm cay nóng. Bởi loại thực phẩm này có thể gây kích ứng dọc theo niêm mạc dạ dày và từ đó gây ra loét dạ dày.
2. Thịt đỏ
Thịt, đặc biệt là thịt đỏ có chứa lượng chất béo và protein cao, do đó dạ dày cần nhiều thời gian hơn để tiêu hóa chúng. Tuy nhiên, trong quá trình tiêu hóa thịt đỏ, dạ dày sẽ sản xuất ra nhiều axit hơn so với những loại thực phẩm khác, gây ra kích ứng trong niêm mạc dạ dày.
3. Trái cây họ cam, quýt
Trái cây họ cam quýt khiến hàm lượng axit trong dạ dày tăng lên, gây ảnh hưởng xấu tới dạ dày. Do đó, những bệnh nhân mắc viêm loét dạ dày nên tránh xa nhưng loại trái cây họ cam quýt như bưởi, cam, chanh,... để tránh tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng.
*Theo Boldsky
Theo Trí thức trẻ