MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Béo bụng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng như thế này mà đôi khi bạn không hề nhận ra

17-01-2018 - 22:09 PM | Sống

Béo phì rõ ràng không tốt cho sức khỏe của bạn, nhưng việc thừa mỡ bụng (béo bụng) thậm chí còn tồi tệ hơn.

Bên cạnh việc buộc bạn phải mua quần với size lớn hơn, nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn theo những cách mà bạn không hề nhận ra.

Tích tụ chất béo không lành mạnh ở bụng, còn được gọi là chất béo nội tạng - chất béo xung quanh gan và các cơ quan khác trong bụng. Nhiều người, đặc biệt là những người có vóc dáng cơ thể hình quả táo hoặc quả lê, càng có vòng 2 lớn do tích tụ nhiều chất béo ở khu vực đó. có một dạ dày phồng lên do sự tích tụ thêm chất béo trong khu vực đó.

Trong thực tế, có rất nhiều điều làm tăng lượng mỡ bụng của bạn:

- Ăn nhiều thực phẩm, đồ uống giàu đường và fructose có thể làm tăng thêm mỡ thừa xung quanh eo của bạn.

- Uống nhiều rượu có thể dẫn đến mỡ bụng cũng như tăng nguy cơ bị viêm, bệnh gan và các vấn đề về sức khỏe khác.

- Thường xuyên ăn chất béo trans - một trong những chất béo không lành mạnh, có thể dẫn đến mỡ bụng cũng như viêm, kháng insulin, bệnh tim và các bệnh khác.

- Có lối sống tĩnh tại, lười vận động cũng là một nguyên nhân chính gây tích tụ chất béo quanh bụng.

- Một chế độ ăn ít chất đạm cũng có thể gây ra mỡ bụng.

- Phụ nữ có thể có nhiều chất béo bụng hơn trong thời kì mãn kinh do sự thay đổi hormone trong cơ thể.

- Mất cân bằng trong vi khuẩn đường ruột làm tăng nguy cơ bị mỡ ở bụng.

- Có quá nhiều căng thẳng trong cuộc sống dẫn đến sự gia tăng hormon cortisol, do đó gây ra tăng chất béo bụng.

- Có chế độ ăn ít chất xơ và các hạt ngũ cốc tinh chế cao có thể làm tăng mỡ bụng.

- Di truyền cũng đóng một vai trò quan trọng trong tỉ lệ vòng eo-hông cao và lưu trữ lượng calo dư thừa như mỡ bụng.

- Thiếu ngủ hoặc giấc ngủ kém chất lượng có thể dẫn đến tăng cân, bao gồm cả mỡ bụng.

Mỡ bụng không bao giờ tốt cho sức khỏe, thậm chí có nhiều nghiên cứu còn chứng minh rằng nó có các tác động có hại đến sức khỏe.

Dưới đây là một số nguy cơ tiềm ẩn của chứng béo bụng mà có thể bạn không nhận ra.

1. Béo bụng và bệnh tiểu đường

Béo bụng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng như thế này mà đôi khi bạn không hề nhận ra - Ảnh 1.

Tích tụ mỡ nội tạng có nghĩa là nhiều chất béo tích tụ trong các cơ quan quan trọng chịu trách nhiệm chuyển hóa glucose. Điều này góp phần vào cả sự đề kháng insulin và rối loạn chức năng tế bào beta, dễ dẫn đến mất cân bằng glucose.

Một nghiên cứu năm 2008 được công bố trên International Journal of Clinical Practice (Tạp chí Quốc tế về Thực hành lâm sàng) nhấn mạnh sự liên kết chặt chẽ giữa béo bụng và sự phát triển của bệnh tiểu đường tuýp 2. Giảm chu vi vòng eo của bạn có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường týp 2.

Ngoài ra, một nghiên cứu năm 2016 xuất bản trong Diabetes Care cũng báo cáo rằng béo phì ở bụng có liên quan chặt chẽ hơn với bệnh thận do tiểu đường hơn là bệnh béo phì nói chung.

2. Mỡ bụng và bệnh tim mạch

Béo bụng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng như thế này mà đôi khi bạn không hề nhận ra - Ảnh 2.

Chất béo quanh bụng cao sẽ làm tăng lượng triglyceride và giảm cholesterol tốt.

Một nghiên cứu năm 2008 được công bố trên Tạp chí Circulation cho thấy chứng béo bụng có liên quan mật thiết và có thể là nguyên nhân dẫn đến các bệnh tim mạch, ung thư... dù độc lập với chỉ số cơ thể.

Đồng thời, chu vi vòng 2 tăng lên có liên quan đến sự gia tăng đáng kể tử vong do bệnh tim mạch, ngay cả ở những phụ nữ có cân nặng bình thường.

Một nghiên cứu năm 2016 được đăng trên Tạp chí American College of Cardiology báo cáo rằng việc tăng chất béo dạ dày có liên quan đến các yếu tố nguy cơ bệnh tim.

3. Mỡ bụng và huyết áp cao

Béo bụng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng như thế này mà đôi khi bạn không hề nhận ra - Ảnh 3.

Một nghiên cứu năm 2003 của các nhà nghiên cứu tại Trường Cao đẳng Y tế Georgia đã báo cáo rằng béo phì có thể làm tăng huyết áp do tăng sự co thắt. Ngoài ra, nguy cơ này cao hơn ở những người có mỡ bụng.

Trong một nghiên cứu năm 2014 xuất bản trên tạp chí Journal of American College of Cardiology, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những cá nhân có lượng chất béo cao trong khoang bụng và xung quanh các cơ quan nội tạng ở bụng có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp, bất kể trọng lượng cơ thể họ như thế nào. Điều này xảy ra vì mỡ sau phúc mạc cản trở chức năng của thận.

4. Béo bụng và bệnh ung thư

Béo bụng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng như thế này mà đôi khi bạn không hề nhận ra - Ảnh 4.

Một nghiên cứu năm 2013 công bố trong Cancer Prevention Research (Tạp chí Nghiên cứu Phòng chống Ung thư) cho thấy chất béo tích tụ ở nội tạng trong bụng có liên quan trực tiếp đến ung thư đại tràng.

Một nghiên cứu gần đây năm 2017 được công bố trên tờ Oncogene cho thấy rằng một protein nào đó được giải phóng khỏi chất béo trong cơ thể có thể khiến tế bào không phải là tế bào ung thư biến thành ung thư.

Nghiên cứu cũng nhận thấy rằng khi so sánh với chất béo dưới da thì chất béo nội tạng ở bụng dưới giải phóng nhiều hơn protein này và khuyến khích sự phát triển của khối u.

5. Bụng béo và chứng ngưng thở khi ngủ

Béo bụng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng như thế này mà đôi khi bạn không hề nhận ra - Ảnh 5.

Một nghiên cứu năm 1997 được công bố trên tạp chí Journal of Internal Medicine cho thấy chất béo nội tạng lớn hơn đáng kể ở những bệnh nhân bị chứng ngưng thở khi tắc nghẽn khi ngủ. Một nghiên cứu năm 2008 được công bố trên tạp chí Diabetes Care cho thấy rằng mỡ bụng và ngưng thở khi ngủ là một chu kì luẩn quẩn, dẫn đến kết quả xấu đi. Một nghiên cứu năm 2013 được công bố trên tạp chí European Respiratory Journal đã phân tích mối quan hệ giữa chứng ngưng thở khi ngủ và chứng tắc nghẽn giấc ngủ ở nam giới và phụ nữ thừa cân nhưng không béo phì.

Các nhà nghiên cứu thấy rằng chất béo nội tạng có liên quan đến rối loạn ở nam giới nhưng không phải phụ nữ. Ở phụ nữ, chất béo dưới da, nằm ngay dưới da, trong bụng và khắp cơ thể có liên quan đến chứng ngưng thở khi ngủ.

Một vài mẹo giúp giảm béo bụng:

- Thực hành các hoạt động vận động ở mức vừa phải trở lên, chẳng hạn như đi bộ nhanh, ít nhất 150 phút mỗi tuần.

- Thực hiện các bài tập tập luyện sức mạnh được khuyến cáo ít nhất 2 lần/tuần.

- Tập các bài tập cho cơ bụng như crunches.

- Có chế độ ăn uống lành mạnh bằng cách tập trung nhiều hơn vào các loại thực phẩm từ thực vật như trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt. Cẩn thận với nguồn protein, như cá và sản phẩm sữa ít chất béo.

- Hạn chế số lượng các sản phẩm sữa chất béo cao, thịt chế biến, và hạt tinh chế mà bạn ăn.

- Chọn một lượng vừa phải các chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa.

- Kiểm soát khẩu phần ăn để hạn chế lượng calo của bạn.

- Uống thêm nước để giữ cho cơ thể đủ nước.

- Tránh đồ uống có chất ngọt nhân tạo hoặc bất cứ thứ gì có thêm đường.

Béo bụng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng như thế này mà đôi khi bạn không hề nhận ra - Ảnh 6.

Nguồn: HomeResmedy


Theo N.Thúy

Helino

Trở lên trên