Bí ẩn lăng mộ Võ Tắc Thiên: Nơi ẩn giấu hàng triệu báu vật nhưng không ai đào được và lời nguyền rùng rợn cho những kẻ muốn xâm chiếm
Nếu như được hỏi rằng mộ cổ nào trên thế giới khó chinh phục nhất, thì không có gì phải nghi ngờ khi Càn Lăng - ngôi mộ vạn niên thọ thành của Võ Tắc Thiên là câu trả lời duy nhất.
- 21-08-2019Hai vụ ám sát hụt bị giấu kín gần 40 năm: Chỉ trong 1 năm Nữ hoàng Anh 2 lần suýt mất mạng, danh tính những kẻ chủ mưu không ai ngờ
- 03-07-2019Lăng mộ Võ Tắc Thiên ngàn năm không ai xâm phạm nhưng vì sao 61 tượng bên trong mất đầu?
- 10-05-2018Sáng kiến độc đáo của Võ Tắc Thiên, không ngờ đến tận ngày nay vẫn phát huy tác dụng
Lăng tẩm bí ẩn nhất thế giới
Có thể nói, trong số những lăng tẩm đế vương Trung Hoa còn nguyên vẹn cho đến ngày hôm nay, thì Càn Lăng - nơi chôn cất cất Tắc Thiên và vị Hoàng đế Đường Cao Tông là nơi sở hữu nhiều điều bí ẩn nhất, đến ngày nay vẫn chưa có thời giải đáp. Đã hơn một thiên niên kỷ trôi qua, Càn Lăng là nơi bất khả xâm phạm nhất dù đã có hơn 17 lượt xâm lăng và không lần nào thành công, khiến mọi người tin rằng còn tồn tại nhiều bí ẩn khiến giới khoa học đau đầu.
Càn Lăng, nơi an nghỉ của Võ Tắc Thiên và Hoàng đế Đường Cao Tông tọa lạc trên đỉnh núi Lương Sơn, nay trở thành công trình kiến trúc nổi tiếng thuộc huyện Càn, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Càn Lăng được xây dựng từ năm 684 và phải xây ròng rã trong suốt 23 năm sau mới hoàn thành. Theo ghi chép của lịch sử học, kham dư thời Đường tin rằng núi Lương Sơn hợp với nữ mệnh. Vì vậy khi Võ Tắc Thiên qua đời, đã chọn núi Lương Sơn làm nơi an nghỉ vạn niên thọ thành cùng chồng là Hoàng đế Đường Cao Tông.
Những tượng không đầu trong Càn Lăng vẫn còn là một ẩn số.
Mô phỏng theo thành Tràng An (kinh đô nhà Đường), kết cấu của Càn Lăng bao gồm hoàng thành, cung thành và ngoại quách. Đường trực chính Nam - Bắc của lăng mộ dài tới 4,9km. Theo khảo sát khảo cổ, tổng diện tích lăng mộ khoảng 2,3 triệu mét vuông. Sâu bên trong lăng mộ là tấm bia khổng lồ cao 7,5m, nặng gần 100 tấn, trên đó không ghi chữ nào, được gọi là vô tự bia với ý nghĩa để đời sau phán xét. Đối với tấm bia này, nhiều giả thuyết cho rằng do công đức của Võ Tắc Thiên quá lớn, nên không một tấm bia hay văn tự nào có thể diễn tả hết. Ngoài ra, một số khác cho rằng vì bà là thân phận nữ nhi và có không ít lỗi lầm nên công tội thật khó luận rõ.
Bia mộ không khắc chữ nào.
Càn Lăng là nơi hợp táng đến 2 vị Hoàng đế nên ước tính về báu vật trong đây được xem là con số cực kỳ lớn. Do vậy, việc Càn Lăng luôn là con mồi hấp dẫn đối với các đạo chích không phải là chuyện bất ngờ. Theo sử sách ghi chép, Càn Lăng đã tồn tại được hơn 1300 năm, trải qua hơn 17 lần xâm chiếm nhưng tất cả đều phải đầu hàng trước một thế lực bí ẩn đến ngày nay vẫn chưa có lời giải đáp. Trong số đó, có 3 vụ trộm mộ nghiêm trọng xảy ra vào 3 thời kỳ khác nhau.
Lời nguyền rùng rợn cho những kẻ có ý định xâm chiếm Càn Lăng
Lần đầu tiên, vụ trộm Càn Lăng xảy ra vào cuối thời nhà Đường khi nghĩa quân của Hoàng Sào dấy binh tạo phản. Theo sử sách ghi chép, người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa này đã đem 400 ngàn binh đến tấn công Lương Sơn. Tuy nhiên, điều kỳ lạ rằng, dù có tấn công tới đâu thì cũng không thể tìm được phương hướng để tiếp cận mộ của Võ Tắc Thiên, vì vậy mà mọi âm mưu đều bị phá vỡ hoàn toàn.
Lần thứ hai, vụ trộm Càn Lăng xảy ra dưới thời Ngũ Đại thập quốc, do Tiết độ sứ Diệu Châu là Ôn Thao cầm đầu. Người này đã từng đào trộm 17 ngôi mộ hoàng gia nhà Đường, vì vậy mộ tặc họ Ôn tin rằng với tài năng của mình, việc xâm chiếm Càn Lăng chỉ nằm trong lòng bàn tay.
Bản đồ Càn Lăng được nhiều mộ tặc nghiên cứu.
Tuy nhiên, người tính không bằng trời tính, khi binh lính của Ôn Thao đào bới Càn Lăng thì trời đang trong xanh bất ngờ trở nên mù mịt âm u, gầm gừ như muốn "dằn mặt" hành động không thể dung thứ. Cũng chính vì vậy mà nhiều lần mộ tặc đã phải nhiều lần dừng tay nửa chừng. Khi bọn chúng dừng tay thì trời lại trong xanh và ngược lại khi dự định tiếp tục hành động của mình thì trời lại nổi giông gầm gừ. Thậm chí, có những mộ tắc bất chấp đào mộ thì gặp tai nạn hoặc bệnh tật, vì vậy chúng đã sớm bỏ của chạy lấy người, cuối cùng kế hoạch xâm lăng đã thất bại.
Nghiêm trọng nhất chính là lần thứ ba, vụ trộm Càn Lăng xảy ra vào thời kỳ Dân quốc do tướng quân Tôn Liên Trọng cầm đầu. Để xâm chiếm Càn Lăng, tướng quân Tôn đã huy động binh đoàn, dùng thuốc nổ để phá 3 tầng nham thạch vào trong núi. Tuy nhiên, hành động này không thể giúp họ chạm được tới Càn Lăng.
Tương truyền rằng, trong đợt nã pháo thứ nhất, bên trong lăng mộ Võ Tắc Thiên tỏa ra làn khói trắng rồi vần vũ xung quanh đám người ở đó rồi bay lên trời hóa thành gió bão khiến trời đất âm u. Ngoài ra, có một số tương truyền khác nói rằng, vào ngày hôm đó trong lúc dùng thuốc nổ để phá lăng, có 7 người hộc máu chết tại chỗ. Chính vì những điều này mà đoàn binh của tướng quân Tôn đã quá sợ hãi mà tháo chạy khỏi Càn Lăng.
Vì những câu chuyện bí ẩn này mà nhiều người cho rằng, bên trong Càn Lăng không chỉ có ngọc ngà châu báu mà còn có cả lời nguyền ghê rợn cho những kẻ dám đến phá giấc ngủ ngàn thu của hai vị hoàng đế.
Chân dung Hoàng đế Võ Tắc Thiên.
Tính đến thời điểm hiện tại, Càn Lăng chưa được khai quật. Trải qua hơn 1300 năm lịch sử với vô vàn lời đồn đoán về nó, nhiều nhà khảo cổ tin rằng, bên trong Càn Lăng là cả một gia tài kho báu không thể ước tính được giá trị thực sự. Theo đó, nhiều giả thuyết cho rằng vị Hoàng đế Đường Cao Tông có thể được chôn cùng với ⅓ số tài sản quốc gia lúc bấy giờ. 20 năm sau, Võ Tắc Thiên qua đời cũng được chôn với ⅓ số tài sản khi đó, ước tính châu báu trong lăng mộ lên đến 500 tấn.
(Nguồn: Zhihu)
Helino