Bí ẩn lượng USD khổng lồ mà Trung Quốc đang nắm giữ
Nắm trong tay lượng USD dự trữ lớn mang đến cho Trung Quốc tấm đệm đỡ quan trọng để đối phó với bất kỳ cú sốc nào, kể cả 1 sự kiện gây rung chuyển như tập đoàn bất động sản Evergrande vỡ nợ.
- 08-11-2021'Ông hoàng chốt sổ': Thuyết phục 450 tổ chức tài chính ký thoả thuận 130.000 tỷ USD sau 11 giờ đàm phán, tương lai sẽ tạo ra hàng loạt Tesla, Microsoft... mới
- 06-11-2021Tin được không: Bạn có thể sống với mức thu nhập hàng tháng dưới 400 USD tại một thủ đô giữa châu Âu!
- 05-11-2021Bạn lãi bao nhiêu nếu đầu tư 1.000 USD vào Tesla cách đây 1, 5 và 10 năm?
Khi khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra năm 2008, có một số ý kiến cho rằng lượng tiền tiết kiệm khổng lồ của châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, là nguyên nhân khiến lãi suất ở Mỹ ở mức siêu thấp và thổi bùng lên cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn. Trung Quốc có thể làm điều đó vì sở hữu lượng dự trữ USD rất lớn mà chủ yếu là dưới dạng trái phiếu kho bạc Mỹ.
Ở thời điểm hiện tại, thặng dư thương mại lớn chưa từng thấy và dòng vốn cao kỷ lục đổ vào thị trường trái phiếu đang khiến lượng dự trữ USD của Trung Quốc một lần nữa quay trở lại mức rất cao. Tuy nhiên, không giống như trong quá khứ, giờ đây dự trữ ngoại hối của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đa dạng hơn nhiều và khá ổn định. Điều đó có nghĩa là một lượng lớn USD đang được điều hướng đi đâu đó, nhưng đâu là đích đến vẫn là 1 điều bí ẩn.
Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc tăng mạnh trong đại dịch. Nguồn: Bloomberg.
Mặc dù một phần đã trở thành tiền gửi tại các ngân hàng, vì mục "lỗi và sai sót" trong cán cân thanh toán của Trung Quốc quá lớn dẫn đến bức tranh chung trở nên khó hiểu. Tuy nhiên vẫn có 1 điều rõ ràng không ai có thể phủ nhận: nắm trong tay lượng USD dự trữ lớn mang đến cho Trung Quốc tấm đệm đỡ quan trọng để đối phó với bất kỳ cú sốc nào, kể cả 1 sự kiện gây rung chuyển như tập đoàn bất động sản Evergrande vỡ nợ.
"Ngày càng khó xác định rõ hiện Trung Quốc xử lý thặng dư cán cân vãng lai như thế nào", Alvin Tan – trưởng bộ phận chiến lược dự trữ ngoại hối châu Á tại RBC Capital Markets nhận xét. Chỉ biết rằng "dù kinh tế Trung Quốc phải đối mặt với khó khăn gì ở phía trước thì mối nguy từ cán cân thanh toán hay nợ nước ngoài là rất thấp".
Trong 9 tháng đầu năm 2021, thặng dư thương mại của Trung Quốc đạt khoảng 440 tỷ USD so với mức trung bình 336 tỷ USD trong giai đoạn 2015-2019. Năm 2020 con số là 325 tỷ USD. Tuy nhiên theo ước tính của Morgan Stanley, lượng ngoại hối gửi tại hệ thống ngân hàng chỉ ở mức khiêm tốn 1.000 tỷ USD.
Trong khi đó, chính sách "không Covid" nghiêm ngặt khiến biên giới Trung Quốc đóng cửa và hàng triệu khách du lịch – cùng với tiền tiết kiệm của họ - không thể ra nước ngoài.
Một số chuyên gia phân tích cho rằng thặng dư cán cân thanh toán ngày càng lớn cho phép các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc có thể khởi động chiến dịch giảm nợ của ngành bất động sản từ đầu năm nay. Tuy nhiên, điều này dẫn đến một câu hỏi: liệu nhu cầu nhập khẩu hàng hóa của Mỹ có đủ mạnh để bù đắp lại những hiệu ứng mà tình trạng tăng trưởng tín dụng suy giảm gây ra?
"Chính sách điều hành kinh tế vĩ mô của Trung Quốc đang đặt cược rất lớn vào tốc độ tăng trưởng của kinh tế Mỹ. Nước này thắt chặt tín dụng trong khi thặng dư cán cân vãng lai bùng nổ, do đó sẽ "nhập khẩu" lực cầu từ bên ngoài để bù đắp cho phần lực cầu nội địa bị giảm đi vì kiềm chế tăng trưởng tín dụng", nghiên cứu mới của JST Advisors nhận xét.
Hôm 5/11, Cơ quan quản lý nhà nước về ngoại hối của Trung Quốc vừa công bố dữ liệu về cán cân thanh toán trong quý III, nhận định mức thặng dư tăng nhanh nhất kể từ đầu năm 2014. Và hôm qua Trung Quốc công bố thặng dư thương mại kỷ lục hơn 84 tỷ USD trong tháng 10, do xuất khẩu tăng vọt bất chấp những gián đoạn trên chuỗi cung ứng toàn cầu.
Quý I/2018, cán cân vãng lai của Trung Quốc thâm hụt lần đầu tiên kể từ năm 2001, khi nước này gia nhập WTO, làm dấy lên những câu hỏi về xu hướng dòng vốn trên toàn cầu. Đến quý I năm ngoái tình trạng thâm hụt lặp lại do các nhà máy phải đóng cửa vì dịch bệnh, nhưng sau đó luôn ở trong trạng thái thặng dư vì cỗ máy xuất khẩu hoạt động hết công suất.
Thặng dư thương mại của Trung Quốc hồi phục mạnh nhờ lực cầu toàn cầu.
Một trong những hệ quả từ việc Trung Quốc nắm giữ nhiều USD là đồng nhân dân tệ liên tục tăng giá và đã trở thành đồng tiền có diễn biến tốt nhất ở châu Á kể từ đầu năm đến nay. Tuy nhiên, có nhiều uẩn khúc phía sau câu chuyện điều gì đang xảy ra với những đồng bạc xanh.
Một khả năng là các công ty đã giữ lại phần lớn số ngoại tệ thu được từ việc xuất khẩu hàng hóa ở nước ngoài. Điều đó có nghĩa là số ngoại tệ khổng lồ chủ yếu được nắm giữ bởi khu vực tư nhân chứ không phải nhà nước, theo Becky Liu, chuyên gia đang làm việc tại ngân hàng Standard Chartered. Nếu đúng là như vậy, thị trường tiền tệ sẽ ổn định hơn và Trung Quốc chuẩn bị sẵn sàng cho việc dần nới lỏng kiểm soát cán cân vốn.
Theo Huang Yiping, người từng là thành viên trong ủy ban chính sách tiền tệ của NHTW Trung Quốc, nhận định thặng dư cán cân vãng lai sẽ sớm giảm xuống và trở lại bình thường ngay khi đại dịch kết thúc.
Nhưng chí ít thì ở thời điểm hiện tại, lượng USD chảy về Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng lên. Goldman Sachs ước tính trong tháng 9 lượng USD ròng chảy vào Trung Quốc đạt khoảng 14 tỷ USD, cao hơn nhiều so với mức 5,5 tỷ USD của tháng 8. Nguyên nhân là do thặng dư thương mại cao kỷ lục và nhà đầu tư nước ngoài tăng mua trái phiếu Trung Quốc.
Giả thuyết khác cho rằng lượng USD nói trên đang được các công ty Trung Quốc tái đầu tư ở nước ngoài hoặc sử dụng để tài trợ cho những dự án nằm trong sáng kiến Vành đai con đường.
"Đại dịch gây ra nhiều điều bất thường trên khắp thế giới, mà một trong số đó là thặng dư thương mại rất cao của Trung Quốc. Dịch kéo dài càng lâu thì những bất thường đó cũng càng kéo dài", Stephen Jen, người đang điều hành quỹ đầu tư Eurizon SLJ Capital ở London nhận xét.
Tham khảo Bloomberg