MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bí ẩn ngôi miếu linh thiêng 'cõng' cả trăm con rồng uốn lượn: Sự tích kể lại cảm động lòng người

18-03-2024 - 19:45 PM | Sống

Đây là ngôi miếu cổ có lịch sử hơn 300 năm, là một trong số những ngôi miếu đặc biệt nhất TP. Hồ Chí Minh.

Lịch sử hình thành Miếu Phù Châu

Miếu Phù Châu hay còn được biết tới với cái tên Miễu Nổi Phù Châu (Miễu là từ dân địa phương dùng để gọi ngôi miếu nhỏ) có địa chỉ thuộc phường 5, quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh

Miếu Phù Châu có diện tích khoảng 550 mét vuông, được xây dựng bao trùm trên một cồn đất nhỏ hình bàn chân trên sông Vàm Thuật (một nhánh của sông Sài Gòn). Do vị trí khá đặc biệt của miếu nên mới có tên “miếu nổi”. Muốn sang miếu nổi phải đi bằng đò.

Về lịch sử hình thành, ngôi miếu được xây dựng từ thời vua Gia Long với một bên là bến đò, một bên là phường An Phú Đông của quận 12. Trước năm 1975, đây là điểm hành hương quen thuộc người dân, một thời gian dài sau đó thì bị bỏ hoang. Phải đến năm 1989, ngôi miếu mới được một người Việt gốc Hoa tên Lục Câu bỏ tiền tu sửa và khôi phục lại.

Theo lời kể của người dân địa phương, địa điểm này có sự tích gắn liền với câu chuyện vô cùng cảm động. Một ngư dân trong một lần đánh cá đã phát hiện xác người phụ nữ. Sau khi đưa lên bờ, người ngư dân chôn cất người này cẩn thận, ông đã dựng nên tại đây một ngôi miếu nhỏ. Từ đó về sau, cuộc sống của những ngư dân nghèo khổ trong vùng bỗng trở nên khấm khá hơn. Nhiều người nghe tiếng cũng kéo đến đây để cầu phúc cho gia đình. Dần dà, ngôi miếu được xây dựng khang trang để thờ Ngũ Hành, Long Mẫu. 

Nói tới truyền thuyết về sự linh thiêng của miếu Phù Châu, theo thông tin được đăng tải trên tạp chí Trí thức trẻ, dẫn từ Gia Định xưa và nay: “Tương truyền cách nay mười mấy năm về trước, trên sông Bến Cát trước ngôi miếu thường có cặp cá bông to lớn nổi lờ đờ trên mặt nước, mọi người trông thấy cho đó là cặp cá thần của bà cậu, đồng bào quanh vùng không ai dám đả động gì cả, mỗi lần nổi lên như vậy là trong làng có chuyện lục đục không an, hoặc ra điều cho người chết đuối dưới sông”. 

Bí ẩn ngôi miếu cổ cõng trên mình hàng trăm con rồng uốn lượn

(Ảnh: MIA)

Kiến trúc độc đáo giao thoa văn hóa Việt - Trung

Cũng theo Trí thức trẻ, ngôi Miếu Phù Châu quay về hướng Nam, được xây dựng theo kiểu chữ Tam, gồm ba tòa nhà nối liền nhau bởi hai sân thiên tỉnh có lợp mái. Nơi đây mái được lợp ngói âm dương tráng men xanh ngọc óng ả. Trên mỗi nóc tòa đều được trang trí họa tiết rồng chầu ngọc, rồng ấp sen, rồng chầu tháp Cửu phẩm, rồng chầu cuốn thư. Các đầu đao cong trên bờ mái có gắn tứ linh Long, Ly, Quy, Phụng.

Ngoài ra, các chi tiết hoa cúc, lá nho, sông nước, hình cá được trang trí khắp nơi. Tường xung quanh được quét vôi hồng đậm, mí cửa sơn đỏ - nét đặc trưng phong cách Trung Hoa.

Bí ẩn ngôi miếu cổ cõng trên mình hàng trăm con rồng uốn lượn

(Ảnh: Trí thức trẻ)

Bí ẩn ngôi miếu cổ cõng trên mình hàng trăm con rồng uốn lượn

(Ảnh: Trí thức trẻ)

Bí ẩn ngôi miếu cổ cõng trên mình hàng trăm con rồng uốn lượn

Kiến trúc miễu mang đậm hơi thở của sự giao thoa văn hóa Việt - Trung. (Ảnh: Trí thức trẻ)

Không gian Miếu Phù Châu được chia thành 3 khu vực thờ phụng chính là Tiền Điện, Trung Điện và Chính Điện. Mỗi khu sẽ thờ những vị thần khác nhau.

Ngay vị trí trung tâm khu Tiền Điện là nơi thờ Phật Di Lặc, hai bên là Địa Mẫu và Phật Tổ Như Lai. Phía trước gian thờ có thêm tượng Phật Mẫu Chuẩn Đề ngồi trên đài sen lớn, bên cạnh là bức phù La Hán.

Bí ẩn ngôi miếu cổ cõng trên mình hàng trăm con rồng uốn lượn

Khu vực thờ Phật Di Lặc bên ngoài. (Ảnh: MIA)

Khu Trung Điện là không gian thờ tượng thần Tề Thiên Đại Thánh. Xung quanh là tượng các bao lam bằng gỗ khắc 4 chữ “Thánh Gia Bảo Điện”.

Khu Chính Điện, bên cạnh bức tượng Ngũ Hành Thánh Mẫu được thờ ở vị trí chính diện, trước gian thờ còn có bàn hương của bà Chúa Xứ Châu Đốc và Cửu Huyền. Ngoài ra khu vực phía bên phải là nơi thờ phụng Bao Công - Quan Công, Địa Mẫu, Kim Mẫu, Long Thần và Hộ Pháp.

Bí ẩn ngôi miếu cổ cõng trên mình hàng trăm con rồng uốn lượn

Không gian thờ bà Chúa Xứ Châu Đốc và Cửu Huyền. (Ảnh: MIA)

Sự giao thoa và đan xen giữa các hệ thống thờ tự tại nơi này cho thấy sự xích lại gần nhau của tín ngưỡng dân gian và Phật giáo trên cơ sở tín ngưỡng thờ nữ thần của người Việt.  

Điểm nổi bật nhất của Miếu Phù Châu chính là việc bên trên nhìn xuống, bên ngoài nhìn vào đâu đâu cũng tràn ngập hình rồng. Trên nóc các tòa miếu và cổng chính là tượng rồng chầu theo thế lưỡng long tranh châu, rồng chầu tháp Cửu phẩm, rồng chầu cuốn thư… Sảnh miếu cũng có hai con rồng lớn được đắp sứ, theo thế “lưỡng long hí thuỷ”.

Trong miếu rất nhiều phù điêu hình rồng, theo như ước tính, có đến hàng trăm con rồng lớn, nhỏ, được ốp bằng các loại mảnh sứ nhiều màu sắc bắt mắt. Những con rồng cuộn mình trên những trụ cột của ngôi miếu linh thiêng với những thiết kế tinh xảo, tỉ mỉ.

Bí ẩn ngôi miếu cổ cõng trên mình hàng trăm con rồng uốn lượn

(Ảnh: Tiền Phong)

Bí ẩn ngôi miếu cổ cõng trên mình hàng trăm con rồng uốn lượn

(Ảnh: Tiền Phong)

Bí ẩn ngôi miếu cổ cõng trên mình hàng trăm con rồng uốn lượn

(Ảnh: Vinpearl)

Bí ẩn ngôi miếu cổ cõng trên mình hàng trăm con rồng uốn lượn

Ngôi miếu có hơn 100 phù điêu rồng lớn, nhỏ khác nhau (Ảnh: Trạm du lịch)

Tổng hợp 

Theo Bích Câu

Đời sống & pháp luật

Trở lên trên