Bị châu Âu gây áp lực từ bỏ khí đốt Nga, quốc gia thành viên NATO "phản pháo" trách EU vì không ‘bơm’ đủ tiền, tuyên bố Nga là nhà cung cấp đáng tin cậy
Thứ trưởng Bộ An ninh Năng lượng Hungary cho rằng EU không cung cấp đủ viện trợ cho các nước thành viên nhỏ hơn để giảm phụ thuộc vào khí đốt Nga.
- 13-09-2024Ukraine 'chặn đứng' cả nghìn km đường dẫn khí đốt Nga đến châu Âu: Lĩnh vực 'huyết mạch' của Nga có thể mất 6,5 tỷ USD, EU đối diện tương lai 'mịt mù'
- 12-09-2024Quan chức cấp cao EU ‘đắng lòng’ thừa nhận về khí đốt Nga, tuyên bố công ty châu Âu có thể tiếp tục thực hiện một việc giữa ‘bão’ trừng phạt
- 11-09-2024Cựu Giám đốc Ngân hàng châu Âu thừa nhận thảm họa EU do thiếu khí đốt Nga
Liên minh châu Âu (EU) không viện trợ tài chính đủ để giúp các quốc gia thành viên nhỏ hơn và không giáp biển ngừng nhập khẩu khí đốt tự nhiên của Nga, Reuters dẫn lời Thứ trưởng Bộ An ninh Năng lượng Hungary Csaba Marosvari cho biết.
Phát biểu tại hội nghị Gastech ở Houston ngày 18/9, Thứ trưởng Csaba Marosvari cho biết khoảng 2/3 lượng khí đốt nhập khẩu của Hungary đến từ Nga. Tuy nhiên, EU đang gây áp lực buộc Hungary và một số nước láng giềng đẩy nhanh việc giảm phụ thuộc vào khí đốt Nga.
“Tại khu vực của chúng tôi, có những quốc gia nhỏ, thị trường nhỏ, ít doanh nghiệp năng lượng lớn, thiếu vốn. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng năng lượng và các dự án lớn tốn tới hàng trăm triệu euro và khó thực hiện”, ông nói.
Theo ông Marosvari, Ủy ban Châu Âu đang hướng tới việc tài trợ cho các dự án năng lượng xanh nhằm chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Điều này đã khiến một số quốc gia bị gạt ra ngoài cuộc.
“Chúng tôi gặp áp lực ngày càng lớn trong việc đẩy nhanh đa dạng hóa khỏi nhiên liệu của Nga. Nhưng họ (EU) từ chối cung cấp tiền để chúng tôi có thể làm điều đó”, Thứ trưởng năng lượng Hungary nhấn mạnh.
Hungary - quốc gia thành viên NATO, đã nhận được 4,5 tỷ mét khối (bcm) khí đốt mỗi năm từ Nga theo một thỏa thuận kéo dài 15 năm được ký vào năm 2021.
Ông Marosvari cho biết Hungary đã ký một số thỏa thuận khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) ngắn hạn với Azerbaijan và Thổ Nhĩ Kỳ để giúp giảm phụ thuộc vào nguồn cung của Nga. Hungary cũng kỳ vọng Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp sẽ trở thành những nhà cung cấp khí đốt đường ống và LNG quan trọng hơn trong tương lai.
“Bạn không thể bỏ hết trứng vào một giỏ, điều này cũng đúng với nguồn cung khí đốt tự nhiên”, ông Marosvari cho biết.
“Phía Nga đang giao hàng theo hợp đồng. Đối với chúng tôi, họ đáng tin cậy nhưng điều này không có nghĩa là chúng tôi phải gắn bó với một nguồn cung duy nhất, vì vậy chúng tôi đã tiến hành chiến lược đa dạng hóa nguồn cung”, ông nói.
Theo Reuters
Nhịp Sống Thị Trường