Bị châu Âu tẩy chay kịch liệt, Nga bất ngờ tìm ra "miếng bánh ngọt" thơm ngon hơn cho dầu thô, xuất khẩu tăng vọt
Bên cạnh các khách hàng châu Á thân quen, Nga tìm thêm được loạt bạn hàng thân thiện mới khiến dòng chảy dầu tiếp tục chảy mạnh.
- 09-04-2023Một loại quả của Việt Nam được người Trung Quốc cực kỳ ưa chuộng, cung không đủ cầu, xuất khẩu tăng 300% chỉ trong 2 tháng đầu năm
- 08-04-2023Mặt hàng Việt Nam xuất khẩu số 1 thế giới trong năm 2022, Mỹ và Trung Quốc đều đang tăng cường nhập khẩu
- 07-04-2023Dầu Nga ngày càng đắt lại khó mua, loại dầu này đang trở thành lựa chọn ‘ngon, bổ, rẻ’ tại quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới
Các bạn hàng thân thiện mới
Lệnh cấm vận của Liên minh Châu Âu đối với các sản phẩm dầu mỏ của Nga, có hiệu lực từ ngày 5 tháng 2, đã dẫn đến việc chuyển hướng dầu diesel của Nga không chỉ sang Châu Á, Châu Phi và Trung Đông mà còn ngày càng nhiều sang Châu Mỹ Latinh.
Theo Reuters trích dẫn dữ liệu của Refinitiv Eikon, trong tháng 3, Nga đã xuất khẩu hơn 580.000 tấn dầu diesel sang Nam Mỹ và Mỹ Latinh, với 440.000 tấn trong số đó sẽ đến thị trường Brazil.
Con số này đã nhảy vọt so với chỉ 74.000 tấn trong năm 2022, Reuters lưu ý thêm. Tổng số lượng nhập khẩu trong quý 1 là 663.000 tấn.
Theo Bloomberg, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã mua lượng lớn dầu diesel của Nga mà trước đây vốn được chuyển đến châu Âu, với dòng chảy đến Thổ Nhĩ Kỳ đạt mức cao nhất trong 7 năm.
Tại Trung Đông, Saudi Arbia cũng đang tăng cường nhập khẩu dầu diesel của Nga, đồng thời chuyển một lượng lớn dầu diesel sang châu Âu nhằm thu lợi nhuận từ việc chênh giá cả. Các thương nhân đang tăng dự trữ dầu diesel của Nga, sử dụng lợi thế giá thấp để tăng lượng hàng tồn kho ở UAE và Saudi Arabia, từ đó thúc đẩy xuất khẩu sang châu Âu và châu Phi.
Vào giữa tháng 3, khoảng 500.000 tấn dầu diesel của Nga đã được đưa đến Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Saudi Arabia, so với mức gần như bằng 0 vào một năm trước, Reuters trích dẫn dữ liệu của Refinitiv, Kpler và Vortexa.
2 bạn hàng quen thuộc
Nhu cầu dầu ở châu Á vẫn mạnh trong tháng 3 nhờ nhập khẩu mạnh của Trung Quốc và Ấn Độ, bù đắp cho nhu cầu suy yếu ở một số quốc gia châu Á khác.
Châu Á đã nhập khẩu tổng cộng 27,6 triệu thùng dầu thô mỗi ngày vào tháng trước, Clyde Russell của Reuters đưa tin trích dẫn dữ liệu của Refinitiv Oil Research. Đây là mức tăng 4% so với tháng 2/2023.
Nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc trong tháng 3 đạt mức cao nhất trong 4 tháng ở 11,65 triệu thùng/ngày, cao hơn gần 1 triệu thùng/ngày so với mức trung bình hàng ngày của tháng 2. Saudi Arabia là nhà cung cấp hàng đầu của Trung Quốc vào tháng trước, vượt qua Nga. Tuy nhiên sản lượng xuất khẩu của Nga vẫn ở mức cao.
Về phần mình, Ấn Độ chứng kiến nhập khẩu dầu thô của họ đạt mức cao nhất trong 11 tháng vào tháng 3, ở mức 5,02 triệu thùng/ngày. Dầu thô của Nga chiếm 1/3 trong tổng số này, với việc giao hàng ở mức cao kỷ lục trong tháng thứ sáu liên tiếp.
Mặc dù nhập khẩu dầu thô và khí đốt tự nhiên yếu hơn vào đầu năm và ngay sau khi Trung Quốc mở cửa trở lại sau gần ba năm áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt đối với Covid, các nhà phân tích kỳ vọng nhập khẩu dầu của Trung Quốc sẽ tăng tốc vào cuối năm nay và hỗ trợ tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu.
Nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc có thể tăng lên mức trung bình 11,8 triệu thùng/ngày trong năm nay, tăng từ 500.000 thùng/ngày đến 1 triệu thùng/ngày theo dự báo từ S&P Global Commodity Insights.
Trong khi đó, gần như toàn bộ xuất khẩu dầu thô của Nga đang hướng đến Trung Quốc và Ấn Độ, dữ liệu gần đây cho thấy. Theo nhà cung cấp phân tích năng lượng Vortexa, Nga đã vận chuyển 3,38 triệu thùng dầu thô mỗi ngày ra thị trường nước ngoài trong tháng 3, với 91% trong số đó là đến hai nền kinh tế lớn nhất châu Á, Anadolu Agency đưa tin.
Theo Oilprice, Bloomberg, Reuters
Nhịp sống thị trường