Bi hài chuyện người phụ nữ bị lừa mất 17 tỷ: Cảnh sát đến nhà giúp đỡ nhưng không tin, còn báo cho kẻ lừa đảo "tẩu thoát"!
Khi phát hiện giao dịch rút 17 tỷ đáng ngờ, ngân hàng đã thông báo cho cơ quan chức năng. Nhưng khi cảnh sát đến nhà, người phụ nữ này không tin họ là cảnh sát, thậm chí còn báo lại sự việc cho kẻ lừa đảo.
- 06-07-2023CEO Dh Foods kể chuyện khởi nghiệp lần đầu thất bại: Mất tiền, mất bạn, 'ẵm' khoản nợ kếch xù và bài học dành cho startup
- 13-06-2023Học thạc sĩ kinh tế nhưng mất tiền, mất việc vì một sai lầm
- 24-06-2022Anh công nhân đi làm thuê "thức tỉnh" nhờ bữa ăn tiền triệu: Chấp nhận đánh mất tiền lương 5 năm và cái kết không ai ngờ tới
Trò lừa “quan chức” dọa nạt
Trong vòng hai tháng kể từ cuộc gọi điện thoại đầu tiên với những kẻ lừa đảo, 1 triệu SGD (tương đương 17 tỷ đồng) đã bị rút khỏi tài khoản từ Quỹ Tiết kiệm Trung ương (CPF) của nạn nhân và gửi đến nhiều tài khoản ngân hàng ở Singapore cũng như nước ngoài.
Trả lời trên Straits Times, bà Fong (nhân vật giấu tên trong câu chuyện), 75 tuổi, cho biết trong 8 tuần, những kẻ lừa đảo gọi điện 3 lần một ngày khi chồng bà đi làm, thậm chí chúng còn gửi điện thoại đến nhà để gọi video trên nền tảng TeamLink.
Người phụ nữ về hưu kể lại việc người nói chuyện ở đầu dây bên kia tự xưng là quan chức chính quyền Trung Quốc và thông báo rằng tên của bà đã xuất hiện trong một vụ rửa tiền.
“Nhân viên công quyền” này cũng cảnh báo bà không được nói gì với các thành viên trong gia đình nếu muốn bảo vệ chính họ khỏi vòng lao lý.
Bà Fong, người vẫn chưa thu được đồng nào trong số 17 tỷ cho đến nay hy vọng bằng cách kể lại vụ việc của mình, bà có thể tăng cường nhận thức về trò lừa đảo mạo danh quan chức Trung Quốc vốn đang rất phổ biến trong thời gian gần đây, không chỉ ở Singapore mà còn nhiều quốc gia châu Á khác.
Bà là một trong 109 nạn nhân của trò lừa này kể từ tháng 1 năm nay và ít nhất 14,6 triệu SGD đã bị mất vào tay kẻ gian trong thời gian đó.
Khi được hỏi có cảm thấy lạ khi “các quan chức” liên tục hỏi bà qua điện thoại về nơi ở của các thành viên trong gia đình, về việc bà có đang ở một mình hay không, bà Fong, hiện sống cùng chồng và một người giúp việc, nói: "Tôi nghĩ họ chỉ muốn bảo vệ gia đình tôi".
Bà Fong, người từng điều hành một công ty kinh doanh hóa chất cùng chồng, bị gãy xương sống vài năm trước và thường phải ngồi xe lăn. Vào giữa tháng 12 năm ngoái, bà nhận được một cuộc gọi từ một tổng đài tự động tự xưng là từ Bộ Y tế.
Họ chuyển bà đến một "người đại diện", người này nói tên của Fong đã được sử dụng cho một vụ rửa tiền ở Trung Quốc và bà nên hỗ trợ điều tra.
Bà Fong đồng ý, cung cấp thông tin cá nhân cho người đại diện này, bao gồm số tài khoản NRIC và địa chỉ nhà riêng.
Gửi cả điện thoại cho nạn nhân
Sau đó, bà nhận được những lá thư đến từ các cơ quan chính phủ, bao gồm cảnh sát, Phòng Tổng chưởng lý và Cơ quan tiền tệ Singapore. Những kẻ lừa đảo cũng gửi cho Fong một chiếc điện thoại di động ngay sau đó.
“Wi-Fi nhà tôi không tốt lắm nên họ nói sẽ gửi một chiếc điện thoại để giúp tôi nói chuyện và hợp tác với họ dễ hơn”, bà Fong kể lại.
Bà không nhớ đã ủy quyền chuyển tiền từ quỹ tiết kiệm vào tài khoản ngân hàng UOB, cũng như không nhớ mình đã đến một chi nhánh UOB trên đường Orchard để kích hoạt dịch vụ internet banking cho tài khoản của mình.
17 tỷ từ tài khoản tiết kiệm của Fong đã được chuyển vào tài khoản UOB mà bản thân đứng tên cũng như vào các tài khoản không xác định khác trong khoảng thời gian từ ngày 28/1 đến ngày 3/2.
Chồng và con gái của bà Fong cho biết, mặc dù đầu óc bà rất minh mẫn nhưng dạo này bà thỉnh thoảng hay quên mọi thứ.
Người phát ngôn của UOB nói rằng những kẻ lừa đảo sẽ không thể truy cập vào tiền của khách hàng miễn là họ không chia sẻ thông tin chi tiết về tài khoản ngân hàng, mật khẩu và mật khẩu dùng một lần (OTP) với bất kỳ ai khác.
Mỗi lần rút tiền qua Internet, UOB sẽ gửi cảnh báo qua SMS và khách hàng sau đó có thể kiểm tra các giao dịch khi chúng diễn ra và báo cáo bất kỳ giao dịch trái phép nào cho ngân hàng.
“Việc rút tiền cũng phải được chủ tài khoản cho phép bằng mã token”, thông báo từ ngân hàng cho biết.
Điều đáng buồn là UOB đã báo cho trung tâm chống lừa đảo của cảnh sát về các giao dịch của bà Fong, nhưng khi cảnh sát đến nhà ngay sau đó, nạn nhân lại không tin rằng họ là cảnh sát.
Bà Fong cho biết, bà chỉ nhận ra mình đã bị lừa khi nhắn tin cho kẻ lừa đảo, kể về việc cảnh sát đến. Ngay lập tức, đầu số bên kia lặng thinh. Bà không nhận được hồi âm nào kể từ đó.
Phụ nữ số