Bi hài kịch chuyện Ấn Độ đi thi Olympics 2016: Quan chức đi để khích lệ vận động viên hay nghỉ mát?
Những thử thách tại đấu trường Rio có vẻ hơi tầm thường so với những gì đoàn vận động viên Ấn Độ đã phải đối mặt "đằng sau cánh gà".
- 08-08-2016Olympics 2016 liệu có thể làm phao cứu sinh nền kinh tế Brazil?
- 05-08-2012Olympics 2012: Thế vận hội của các nhà tài trợ?
- 23-07-2012Olympics London 'đốt' hết bao nhiêu tiền của nước Anh?
Đó quả là một khoảng thời gian khó khăn đối với các vận động viên Ấn Độ tại Rio de Janerio.
Kết thúc 2 tuần thi đấu, Ấn Độ chỉ giành được duy nhất một tấm huy chương đồng môn đấu vật và một tấm huy chương bạc môn cầu lông tại Olympics. Đường đường là một quốc gia lớn nhất tiểu lục địa với dân số nhất nhì thế giới tham dự tranh tài nhưng Ấn Độ chỉ có một vài một động viên ở lại được đến những giây phút cuối cùng, trong đó có ngôi sao cầu lông P.V.Sindhu và một vài vận động viên khác.
Để so sánh, tại thế vận hội thể thao Olympics London 2012, Ấn Độ đem về 6 tấm huy chương - thành tích tốt nhất trong lịch sử "đem chuông đi đánh xứ người" của quốc gia này.
Tuy nhiên những thử thách tại đấu trường Rio có vẻ hơi tầm thường so với những gì đoàn vận động viên Ấn Độ đã phải đối mặt "đằng sau cánh gà".
Ngay cả sau khi đã vượt qua rất nhiều ứng viên khác để được chọn tham dự là vận động viên đại diện cho quốc gia tranh tài tại Olympics, đoàn vận động viên của Ấn Độ - trong đó có rất nhiều người đã hy sinh cả cuộc đời vì sự nghiệp thể thao - đã phải đối mặt với những khó khăn không nói lên lời. Họ không nhận được những quyền lợi cơ bản của một vận động viên quốc gia: đó là sự tôn trọng, cơ sở vật chất và chăm sóc y tế.
Sẽ không có gì đáng nói nếu các chính trị gia cấp cao không tuyên bố cùng đi đến Rio để khích lệ các vận động viên thi đấu tốt. Một hành vi đáng xấu hổ cho đất nước cũng như chính bản thân họ.
Hay như khi Bộ trưởng thể thao Ấn Độ - ông Vijay Goel khi phát ngôn trên truyền thông lại quên mặt vận động viên và đọc nhầm tên của ngôi sao thể hình Ấn Độ - Dipa Karmakar. Ngay sau đó, sự việc này đã nhanh chóng lan toả và trở thành đề tài chỉ trích của cộng đồng mạng. Điều tồi tệ nhất là ông Goel đã suýt mất đi tới Rio bởi hành vi thô lỗ và hung hăng của mình.
Trong khi đó, đoàn đại diện 9 người thuộc bang Haryan, Ấn Độ mang tiếng đến Rio để khích lệ tinh thần các vận động viên lại vắng mặt trong suốt những thời điểm quan trọng nhất, ngay cả khi có sự tham gia của những vận động viên bang Haryan. Thay vào đó, họ được phát hiện đang vui chơi và ngắm cảnh ở bãi biển Rio.
Trớ trêu thay, nhiều đoàn quan chức Ấn Độ bay đến Rio bằng vé hạng thương gia, trong khi những vận động viên của họ lại phải ngồi ở hạng phổ thông. "Nếu vận động viên bị đối xử như vậy, đất nước đòi hỏi chúng tôi sẽ thể hiện như thế nào ở Olympics". Sprinter Dutee Chand - vận động viên trong đoàn cho biết. Cô đã thất bại trong vòng bán kết chạy 100m tại Rio.
Dipa Karmakar - vận động viên với màn thể hiện tuyệt vời và là một trong những người Ấn Độ hiếm hoi được đặt chân tới vòng chung kết cũng mang tâm tư tương tự. Ban đầu, người điều trị vật lý trị liệu của cô đã không được phép đi cùng đoàn vì ban lãnh đạo Bộ thể thao Ấn Độ cho rằng đó là lãng phí. Chỉ đến khi có thông tin cô được tham dự vòng chung kết, ban lãnh đạo mới cho phép đưa người điều trị vật lý trị liệu của cô đến Rio.
Tình cờ thay, đoàn lãnh đạo đến Rio cũng có một giám đốc y tế tuy nhiên người này không phải là chuyên gia về y học thể thao. Thay vào đó, ông là một bác sĩ chụp X-quang.