Bi kịch của thần đồng từng được cả quốc gia kỳ vọng nhưng chọn ra đi vĩnh viễn ở tuổi 18: Bố mẹ khóc cạn nước mắt khi đọc thư tuyệt mệnh của con
Đọc những dòng chữ cuối cùng Lâm Gia Văn viết, ai nấy cũng đều xót thương cho những tổn thương mà chàng trai thần đồng này từng phải gánh chịu.
- 02-05-2023Thần đồng "chết yểu" đáng thương nhất Trung Quốc: Tuổi thơ bị chôn vùi và bức thư tuyệt mệnh đầy đau đớn về bi kịch đời mình
- 21-04-2023Cuộc sống hiện tại "gây choáng" của thần đồng Đỗ Nhật Nam: Đỗ 6 học bổng toàn phần ĐH Mỹ, bỏ Thạc sĩ chuyển thẳng lên Tiến sĩ, ngoại hình thay đổi khác lạ
- 20-04-2023Thần đồng Đỗ Nhật Nam được 8 trường đại học Mỹ trao học bổng Tiến sĩ ở tuổi 22
Thần đồng lịch sử là kỳ vọng của quốc gia
Lâm Gia Văn (SN 1988) từng được mệnh danh là thần đồng lịch sử của Trung Quốc. Cậu sinh ra trong một gia đình gia giáo tại thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây. Có mẹ và ông bà là giáo viên trong khi bố là giảng viên dạy Luật, do đó ngay từ nhỏ, Lâm Gia Văn đã được tiếp xúc với việc đọc sách.
Thời tiểu học, Lâm Gia Văn bộc lộ niềm yêu thích đặc biệt với môn lịch sử, không ngừng đặt ra những câu hỏi cho ông bà và bố mẹ. Nhận thấy tiềm năng học tập của con, bố mẹ Lâm Gia Văn sớm đã chú trọng bồi dưỡng.
Lên 16 tuổi, thần đồng này là tác giả của cuốn sách lịch sử Khi Đạo Giáo Thống Trị Trung Quốc. Sau khi được xuất bản, cuốn sách nhận được vô vàn lời ngợi ca từ giới sử học của đất nước tỷ dân. Họ đánh giá đây là tác phẩm có nội dung sâu sắc, chắc chắn phải do một tiến sĩ viết ra.
Thế nhưng, chẳng mấy người biết cuốn sách này được sáng tác bởi một cậu học sinh tài năng, vì Lâm Gia Văn không muốn để lộ danh tính tác giả. Nói về lý do từng nhất quyết giấu kín danh tiếng, Lâm Gia Văn nói: "Tôi không muốn trở thành tâm điểm truyền thông. Tôi chỉ muốn làm người bình thường, được học tập và nghiên cứu".
Trong thời gian học phổ thông, mức độ am hiểu về kiến thức lịch sử của Lâm Gia Văn đã vượt xa các học sinh bình thường, khiến cậu trở thành nhân vật nổi tiếng ở trường.
Nói về Lâm Gia Văn, giáo viên lịch sử của cậu từng nhận xét: "Cậu ta đã đạt đến trình độ của giáo viên. Mỗi khi tôi dạy về lịch sử thời nhà Tống, tôi thậm chí còn phải quan sát phản ứng của trò ấy".
Không lâu sau khi xuất bản cuốn Khi Đạo Giáo Thống Trị Trung Quốc, cậu tiếp tục xuất bản quyển sách thứ hai mang tên Nỗi Buồn Và Niềm Vui Cho Thế Giới, gây chấn động giới văn học Trung Quốc. Một lần nữa, các học giả Trung Quốc nhận định: "Những phân tích sâu sắc này nhất định được viết bởi một tác giả có trình độ cao".
Vì lợi ích của nhà trường và phụ huynh, Lâm Gia Văn chọn để lộ danh tính. Thế nhưng không ai ngờ được rằng mọi bi kịch của cuộc đời Lâm Gia Văn lại bắt đầu từ đây.
Bức thư tuyệt mệnh của thần đồng ra đi ở tuổi 18
Tại thời điểm vừa công khai danh tính, bên cạnh sự tán thưởng của độc giả, Lâm Gia Văn đã hứng chịu cái nhìn nghi ngờ của những người xung quanh vì tài năng quá chói lọi. Sau đó, cậu còn trở thành nạn nhân của bạo lực mạng - thứ đã khiến cậu chìm trong chuỗi ngày bi kịch, tự nghi ngờ năng lực bản thân. Càng nổi tiếng, Lâm Gia Văn càng chịu nhiều áp lực, kéo theo căn bệnh trầm cảm diễn biến nghiêm trọng.
Cho đến tối ngày 24/12/2016, Lâm Gia Văn quyết định nhảy lầu, ra đi vĩnh viễn ở tuổi 18. Tin tức "thần đồng lịch sử" tự sát khiến dư luận tiếc thương, đặc biệt với những người hâm mộ tác phẩm của cậu. Sau khi lá thư tuyệt mệnh của Lâm Gia Văn được tìm thấy, ai nấy cũng phải xót thương vì gánh nặng khổng lồ mà chàng trai thần đồng này từng phải gánh trên vai.
Mở đầu lá thư, Lâm Gia Văn viết: "Sau khi rời xa thế giới, con mong muốn 2 quyển sách này không được tái bản. Đối với số sách còn lại, con muốn bố mẹ tiêu hủy nó".
Tiếp theo đó, nam sinh hy vọng, bố mẹ sẽ luôn vui vẻ trong quãng đời còn lại và nhanh chóng vực dậy tinh thần sau cú sốc này.
Cũng trong lá thư, chàng trai tốt bụng Lâm Gia Văn còn không quên gửi lời nhắn nhủ đến bác sĩ từng điều trị bệnh tâm lý cho mình. Theo đó, Lâm Gia Văn muốn bố mẹ đến gặp bác sĩ để nói lời cảm vì đã nỗ lực chăm sóc cậu. Mặc dù quá trình điều trị không đạt hiệu quả, nhưng cậu vẫn mong bác sĩ không quá nghĩ ngợi về sự ra đi của mình.
Bên cạnh đó, Lâm Gia Văn cũng gửi lời cảm ơn thầy cô, bạn bè - những người đã đồng hành cùng cậu. Cuối thư, nam sinh này cho biết, cậu vẫn giữ niềm đam mê với môn lịch sử. Tuy nhiên, cuộc sống này có quá nhiều áp lực, nên Lâm Gia Văn muốn giải thoát bản thân sang thế giới khác.
"Tôi đã có thể thấy trước được cuộc sống tương lai của mình - một cuộc sống thật nhạt nhẽo, vô vị. Tôi cũng chẳng thể tìm được niềm vui trong chính gia đình của mình. Và tôi cũng đặt ra giới hạn của bản thân, nhưng không vượt qua được điều đó", Lâm Gia Văn viết trong thư tuyệt mệnh.
Điều đáng tiếc hơn cả là trước khi Lâm Gia Văn qua đời, cậu đã bộc lộ nhiều dấu hiệu mắc bệnh tâm lý. Chẳng hạn cậu thường tháo kính và đi vào phòng ngủ, nhìn quanh những tấm bằng khen thưởng nhưng không cảm thấy vui. Thậm chí, cậu còn từng ngồi trên ban công, tự đặt ra câu hỏi nghi vấn: "Không biết tương lai, con đường của mình sẽ đi đến đâu?".
Lâm Gia Văn cũng thường xuyên nói bản thân cô đơn, cảm thấy mệt mỏi khi cố gắng hoà đồng cùng bạn bè đồng trang lứa. Thời gian rảnh rỗi, cậu thích tập trung vào nghiên cứu lịch sử và đọc sách, chứ không thích giao tiếp với mọi người.
So với các bạn đồng trang lứa, Lâm Gia Văn có phần trưởng thành, suy nghĩ chín chắn. Nam sinh này lại không thể hòa nhập với các bạn, nhưng cũng không muốn bị bỏ rơi hoặc cô đơn một mình.
Chính sự xung đột trong suy nghĩ, cùng với việc bị dư luận nghi ngờ về khả năng của bản thân nên căn bệnh trầm cảm của Lâm Gia Văn đã diễn biến ngày càng trầm trọng.
Sau khi phát hiện bệnh tình của Lâm Gia Văn, gia đình đã kết hợp với nhà trường và bác sĩ để điều trị cho cậu. Sau một thời gian, gia đình thấy tâm trạng của Lâm Gia Văn có những biểu hiện ổn định, tuy nhiên, đó chỉ là vẻ bề ngoài. Cuối cùng, do suy nghĩ không được giãi bày, nam sinh 18 tuổi này đã lựa chọn con đường tiêu cực nhất.
Tổng hợp
Thể thao & văn hóa