Bí mật cuộc đời Elon Musk: Mắc 4 triệu chứng tâm lý khiến nhiều người hãi hùng khi làm việc chung
Là người giàu nhất thế giới, cuộc đời tỷ phú Elon Musk vẫn còn nhiều ẩn số khiến nhiều người tò mò.
- 11-12-20235 lời nhắn ‘chí tình, chí lý’ của ‘siêu nhân’ Elon Musk về tiền bạc, lương thưởng, kết giao: Thấm từng chữ!
- 07-12-2023Taylor Swift vừa được vinh danh là nhân vật của năm, tỷ phú Elon Musk liền có lời chúc mừng "đi vào lòng đất"
- 22-11-2023Hình ảnh hiếm hoi của rich kid và người cha giàu nhất thế giới: Con gái chuyển giới 19 tuổi của Elon Musk là ai?
Elon Musk là kỹ sư, nhà tài phiệt, nhà phát minh, doanh nhân công nghệ và nhà từ thiện gốc Nam Phi. Đồng thời, ông là người sáng lập, CEO, kỹ sư trưởng, nhà thiết kế của SpaceX; CEO, kiến trúc sư của Tesla; cũng là người đồng sáng lập của OpenAl – công ty đứng sau ChatGPT.
Nhưng đằng sau sự nghiệp lẫy lừng, Elon Musk cũng là người cáu kỉnh, lập dị, khắt khe đến mức khác thường. Nhiều người từng chia sẻ không thể làm việc chung với ông trong suốt thời gian dài.
Để hiểu sâu về Elon Musk, nhà viết tiểu sử nổi tiếng Walter Isaacson đã viết nên cuốn "Tiểu sử của Elon Musk" đầy thú vị. Cuốn sách mô tả những thăng trầm trong cuộc sống và ghi lại thái độ bất thường của ông đối với mọi việc.
1. Hoang tưởng
Elon Musk thích tên lửa và khoa học viễn tưởng từ khi còn nhỏ. Ông từng nghĩ: "Nếu 1 ngày Trái đất không thể chứa được nhiều người, con người sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc chuyển đến hành tinh khác".
Ở tuổi 30, với 2 công ty Internet trong tay, Elon Musk đã quyết định chế tạo tên lửa. Ngay khi tin tức lan truyền, mọi người đều xôn xao: Làm sao 1 công ty tư nhân lại có đủ năng lực hoàn thành dự án lớn như vậy?
Bạn bè cũng ngăn cản ông và sưu tầm hàng loạt video nói về những vụ nổ tên lửa cho ông xem. Nhưng ông không hề bị đe doạ, nhanh chóng thành lập Tập đoàn công nghệ khai phá không gian SpaceX. Ông mang theo kế hoạch này và đến thăm các nhà đầu tư khắp nơi, kể về tầm nhìn vĩ đại . Nhưng dự án quá mạo hiểm, hầu hết mọi người đều không dám đầu tư.
Nhưng ông không chịu bỏ cuộc, cố gắng kiếm hơn 100 triệu USD từ 2 công ty để đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh tên lửa. Tuy nhiên, quá trình phát triển gặp nhiều vấn đề khiến tiến độ bị chậm hơn so với dự kiến là 2 năm.
Các đối tác tỏ vẻ chán nản nhưng Elon Musk cương quyết thuyết phục: "Ngày mai, chúng ta sẽ bắt đầu lại từ đầu". Về sau, ông gặp thất bại 3 lần liên tiếp khi thử nghiệm. Trước những lời chế giễu, nghi ngờ, Elon Musk vẫn khẳng định: "Tôi sẽ không bao giờ bỏ cuộc cho đến khi thành công".
Trong vài tháng tiếp theo, ông làm việc điên cuồng, dành hơn 10 tiếng mỗi ngày ở công ty. Vào tháng 9/2008, tên lửa được phóng lần thứ 4 cuối cùng cũng thành công vào vũ trụ.
Tỷ phú Elon Musk chia sẻ: "Sự kiên trì rất quan trọng, đừng bao giờ bỏ cuộc trừ khi bạn phải làm vậy". Với sự hoang tưởng gần như vô lý của mình, ông đã tạo nên những điều kỳ diệu mà không ai tin được.
Trên đời này, thành công là ngẫu nhiên còn thất bại là chuyện bình thường. Dù bạn thông minh và xuất sắc đến đâu, bạn vẫn phải chịu đựng sự thất vọng vì những kỳ vọng và bước qua một đường hầm tối tăm. Nếu không có sự kiên trì gần như hoang tưởng, bạn sẽ khó có thể tồn tại đến cuối cùng và càng khó có cơ hội tìm tấm vé đi đến thành công.
2. Chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế, theo chủ nghĩa hoàn hảo
Elon Musk thẳng thắn chia sẻ: "Tôi mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế về các vấn đề. Tôi luôn thấy có điều gì đó không ổn". Cuốn tiểu sử này cũng nhấn mạnh rằng ông là người theo chủ nghĩa hoàn hảo.
Năm 1995, ở tuổi 24, Elon Musk cùng anh trai thành lập công ty phần mềm Zip2. Năm tiếp theo, công ty nhận được đầu tư và thuê các lập trình viên cấp cao có kinh nghiệm. Nhưng ông vẫn cầu nhân viên liên tục cải thiện tốc độ chạy của mã. Theo yêu cầu nghiêm ngặt, mã chạy nhanh hơn 5 lần và hiệu quả được cải thiện rất nhiều.
Năm 2004, Elon Musk đầu tư vào Tesla và bắt đầu phát triển xe điện. Ban đầu, có rất nhiều tranh cãi do chất lượng lắp ráp sản phẩm không đồng đều. Vì vậy, mỗi khi có sản phẩm mới ra mắt, Elon Musk sẽ đích thân lái thử chiếc xe mới và kiểm tra cẩn thận từng bộ phận.
Ông từng viết email cho nhân viên, yêu cầu tất cả các bộ phận, dù từ nhà cung cấp nội bộ hay bên ngoài, tất cả mọi chi tiết phải chính xác đến tuyệt đối. Ông viết: "Sự chính xác quyết định chủ nghĩa hoàn hảo".
Giống như bệnh nhân mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế, ông chỉn chu đến từng chi tiết, khiến những người xung quanh phàn nàn không ngừng. Nhưng chính điều này đã giúp các sản phẩm của Tesla liên tục cải thiện chất lượng và nhận được sự hài lòng từ người tiêu dùng.
Một chiếc ốc vít lỏng lẻo có thể khiến một chiếc máy bay khổng lồ rơi từ trên cao; một tàn thuốc lá bị ném bất cẩn cũng có thể khiến cả một khu rừng biến mất. Bất kỳ sơ suất nhỏ nào cũng có thể dẫn đến thảm họa không thể khắc phục. Vì vậy, người càng có quyền lực, họ càng chú ý đến những chi tiết nhỏ.
3. Thích kiểm soát mọi việc
Trước khi viết cuốn sách, tác giả Isaacson đã nghĩ Elon Musk là một ông chủ rảnh tay, chỉ ra lệnh cho nhân viên. Nhưng sau hơn 2 năm tiếp xúc sâu, tác giả nhận thấy Elon Musk là ông chủ thích tự mình làm mọi việc.
Khi mới khởi nghiệp, Elon Musk luôn tự viết code và cập nhật phần mềm, hiếm khi rời khỏi văn phòng. Ông cũng yêu cầu nhân viên báo cáo tiến độ một cách chi tiết và thậm chí tham gia vào nhiệm vụ của từng người.
Sau này, khi quản lý SpaceX và Tesla, ông thường đến thăm dây chuyền lắp ráp. Một lần, ông phát hiện cánh tay robot đang di chuyển rất chậm. Elon Musk lập tức tháo rời cánh tay robot để kiểm tra tại chỗ, lấy máy tính xách tay ra và viết lại mã của robot.
Thậm chí, để có thể theo dõi nhiều dự án bất cứ lúc nào, Elon Musk thậm chí còn không có văn phòng hay bàn làm việc cố định. Ông làm việc cùng lúc ở nhiều công ty và xuất hiện ở bất cứ nơi nào có vấn đề. Khi xe điện được đưa vào sản xuất, ông chuyển bàn làm việc về dây chuyền sản xuất để giúp nhân viên giải quyết vấn đề bất cứ lúc nào. Hay khi gặp khó khăn về kỹ thuật, ông tới nhà máy để ngủ lại nhằm hỗ trợ nhân viên.
Vì thích can thiệp vào mọi việc nên những người từng làm việc chung đều nói rằng Elon Musk rất thích kiểm soát. Nhưng sự kiểm soát không phải để thỏa mãn ham muốn ích kỷ mà để giúp mọi thứ hoạt động tốt hơn.
Thực tế, không chỉ trong kinh doanh, nếu muốn thành công ở bất kỳ lĩnh vực nào, bạn cũng phải tích lũy kiến thức thực sự thông qua việc thực hành liên tục. Chỉ tự mình làm thì mới biết được độ sâu của nó, chỉ có phân tích kỹ càng mới rút ra được kinh nghiệm và bài học.
4. Quá kiêu ngạo
Cuốn sách đề cập rằng Elon Musk có thói quen làm việc: Mỗi khi đặt ra mục tiêu, ông sẽ liệt kê thời gian biểu chặt chẽ rồi đôn đốc mọi người thực hiện. Vì lý do này, nhân viên thường xuyên phàn nàn rằng ông quá kiêu ngạo và thiếu thực tế, đồng thời luôn đưa ra yêu cầu vượt quá khả năng của mọi người.
Đối mặt với những nghi ngờ, ông không giận dữ bác bỏ mà sẽ đích thân tiếp quản công việc của người đó. Theo quan điểm của ông, chỉ khi một người tin rằng mình là người toàn năng thì mới có thể giải phóng tiềm năng vô hạn.
Năm 2012, ngay khi mẫu xe thể thao chạy điện của Tesla ra mắt thị trường, nó đã bị các đối thủ cạnh tranh khốc liệt. Dư luận đặt nghi vấn về chất lượng của Tesla, nhiều khách hàng hủy đơn hàng. Khi đó, Tesla vẫn chưa có lãi và thiếu hụt nguồn vốn, thậm chí không đủ để xây dựng các trạm sạc.
Elon Musk đã đưa ra một tuyên bố: "Tesla sẽ trở thành nhà sản xuất ô tô bán chạy hơn BMW và có tỷ suất lợi nhuận cao hơn".
Nhưng thế giới bên ngoài đều biết rằng Tesla đang gặp khó khăn và đợi chờ sự thay đổi phi thường gần như không thể xảy ra. Vào thời điểm quan trọng, Elon Musk biến áp lực thành động lực và yêu cầu tất cả nhân viên đẩy mạnh chiến lược quảng cáo xe.
Chỉ trong 2 tuần, họ đã hoàn thành nhiệm vụ bán hàng và đưa Tesla có lãi trở lại. Trong suốt chặng đường, Elon Musk luôn có niềm tin vô điều kiện vào bản thân. Thái độ kiêu ngạo đã trở thành con đường tắt để ông buộc phải vượt qua giới hạn của mình.
Nhưng cái gọi là "kiêu ngạo" thực tế không phải là kiêu ngạo và thiếu hiểu biết mà là đặt mình vào những tiêu chuẩn cao hơn. Tiềm năng của con người giống như chiếc lò xo, càng bị nén mạnh thì lực bật càng mạnh.
Nhiều người nói rằng Elon Musk một nửa là thiên tài, một nửa là người điên. Đáp lại, ông trả lời: "Tôi đã phát minh ô tô điện và tôi sẽ sử dụng tàu tên lửa để đưa người lên sao Hỏa. Nếu tôi là người dễ tính, bạn nghĩ tôi còn làm được điều này?".
Người bình thường quen né tránh phiền phức, có thể chỉ có số phận tầm thường. Nhưng những người thông minh sẽ tập trung vào mục tiêu, không làm hài lòng bất cứ ai và đạt được những kết quả phi thường giữa những tranh cãi.
Đời sống & pháp luật