Bí mật về công thức tích trữ tài sản của Jeff Bezos và Warren Buffett
Nhưng đối với Bezos và Buffett: Nếu bạn đã dành thời gian và công sức để xây dựng một sản phẩm thực sự tuyệt vời, có ích cho người tiêu dùng thì kết quả mà nó đem lại sẽ khiến bạn vô cùng hài lòng.
- 11-09-2021Lỗ Vĩ Đỉnh - Đời F2 LẠ LÙNG của nhà giàu Trung Quốc: Vừa hưởng thừa kế đã quyên góp toàn bộ tài sản hàng nghìn tỷ của cha mình, gia tộc giữ quan hệ thân thiết với Jack Ma
- 06-09-2021Chuyên gia bày cách: Dành dụm hơn 8 triệu đồng/tháng, làm thế nào đạt tự do tài chính sau 10 năm với tài sản 5 tỷ đồng?
- 01-09-2021“Ông trùm” từng thi trượt cấp 3, nắm trong tay hàng chục bất động sản vẫn không ngừng làm việc: Tiết kiệm là bước đầu tư cơ bản, muốn tự do tài chính phải học cách giữ tiền trước!
Năm 2020, tiền lương của Jeff Bezos từ Amazon là 81.840 USD. Ngoài ra, ông không nhận thêm bất kỳ khoản tiền thưởng, cổ phiếu hay chứng khoán nào khác.
Warren Buffett, Nhà tiên tri xứ Omaha, đã thu về 100.000 USD tiền lương từ công ty Berkshire Hathaway.
Hai khoản tiền này chỉ như một hạt cát, vô cùng nhỏ bé so với khối tài sản tích lũy có tổng giá trị gần 300 tỷ USD của họ.
Bằng cách nào họ làm được điều đó?
Đằng sau sự thành công của các CEO là những bí mật về kinh doanh và tích lũy tài sản. Thế nhưng không có bí mật nào có thể chôn giấu mãi mãi.
Lý do của việc nhận một mức lương thấp như vậy là vì họ sử dụng kết cấu thanh toán: "trả tiền cho hiệu suất". Về cơ bản, điều này có nghĩa là chỉ khi hoàn thành tốt công việc của mình, họ mới nhận được tiền lương. Buffett và Bezos có một khối tài sản khổng lồ gắn liền với cổ phiếu của công ty họ. Nếu công ty thất bại, họ cũng bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng.
Vì vậy, điều đầu tiên phải làm để có thu nhập là tạo ra sản phẩm. Tất nhiên, nó phải có giá trị và thật sự đem lại hiệu quả.
Nhưng đối với Bezos và Buffett: Nếu bạn đã dành thời gian và công sức để xây dựng một sản phẩm thực sự tuyệt vời, có ích cho người tiêu dùng thì kết quả mà nó đem lại sẽ khiến bạn vô cùng hài lòng.
Bất kỳ giao dịch nào cũng tồn tại những rủi ro. Và phần lớn, người tiêu dùng sẽ phải gánh chịu điều đó. Ví dụ như việc tôi mua một thanh kẹo và điều tồi tệ xảy ra là tôi không thích mùi vị của nó. Điều này không ảnh hưởng gì đến việc sản xuất hay kinh doanh của công ty, nhưng ngược lại, tôi đã mất 2 USD.
Có thể bạn nghĩ tôi đang thổi phồng vấn đề. Nhưng hãy thử nghĩ xem, nếu bạn bán những thứ đắt hơn nhiều thì sao. Một khi rủi ro của người tiêu dùng càng lớn, họ càng phải cân nhắc cẩn thận hơn.
Còn nếu làm theo Bezos và Buffet, tạo ra những sản phẩm có ích, mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho người tiêu dùng, thì bạn có thể chuyển rủi ro đó sang phía mình và nói với khách hàng rằng: "Nếu không đạt được hiệu quả mong muốn. Chúng tôi đảm bảo sẽ hoàn trả bạn toàn bộ số tiền." Bằng cách này, người tiêu dùng sẽ yên tâm hơn rất nhiều và sẵn sàng mua bất cứ thứ gì bạn đang bán.
Trước đây, bạn đã thu hút mọi người mua sản phẩm của mình như thế nào? Bạn sử dụng các chương trình giảm giá và ưu đãi đặc biệt? Những chiêu thức bán hàng phổ biến này chỉ được thực hiện khi có đủ phí bảo hiểm cho các rủi ro. Vậy ai là người đảm nhận chi trả, ai sẽ được bồi thường về mặt tài chính?
Nếu người tiêu dùng chịu tất cả, bạn là người có lợi.
Nếu bạn nhận trách nhiệm này, cái giá phải trả sẽ đắt hơn rất nhiều.
Nhưng nếu chấp nhận rủi ro, bạn sẽ thành công. Bởi nó có thể sinh lời.
Tất cả những gì mà bạn phải làm là tạo ra các sản phẩm, dịch vụ thực sự mang lại hiệu quả, tự tin chấp nhận rủi ro và ngồi nhìn số tiền trong tài khoản ngân hàng của mình tăng lên không ngừng. Đó là đạo đức kinh doanh.
Doanh nghiệp và Tiếp thị