Bí mật về điều cấm kị chưa từng có để giữ "báu vật" hàng trăm năm tuổi ở khu rừng hiếm bậc nhất Việt Nam
Bên trong khu rừng có cả nghìn cây lim xanh độc nhất vô nhị ở tỉnh miền trung, xuất hiện những cây hàng trăm năm tuổi, vài người ôm, được bảo vệ nhờ một quy tắc nghiêm ngặt.
- 12-08-2024Loại gỗ quý hiếm được ví là "báu vật": Không thể trồng nhân tạo, mùi thơm lưu giữ qua hàng trăm nghìn năm
- 12-08-2024Một báu vật của Việt Nam đang trở thành cứu tinh cho toàn thế giới: giá xuất khẩu tăng 7 tháng liên tiếp, hốt bạc tỷ từ Á đến Âu
- 07-08-2024Một 'báu vật trời ban' đưa Việt Nam và Thái Lan vào cuộc đua gay gắt chưa từng có: Giá tăng cao kỷ lục chỉ trong 1 năm, nước ta nắm giữ 1 lợi thế áp đảo
Toàn bộ diện tích khu rừng rộng với hàng nghìn các loại cây gỗ quý như lim, trắc, gụ, dạ hương. Tuy nhiên đa số trong đó là những cây lim xanh cổ thụ. Từ trên cao, khu rừng xanh mướt một màu. Các cụ cao niên tại đây cho biết, thì khu rừng này đã có từ hơn trăm năm trước và trải qua thời gian, dù mưa bão hay hạn hán, cả khu rừng vẫn phát triển tươi tốt.
Trên đường dẫn vào khu rừng lim có một ngôi đền Cả và ngôi chùa Tháp. Đền Cả làm bằng gỗ cổ kính lọt thỏm giữa khu rừng là nơi tâm linh của dân ở khu vực. Bên trong đền chỉ có duy nhất 1 chiếc bàn thờ và những bộ bàn ghế. Trên các khung gỗ ngôi đền được chạm khắc những nét tinh xảo, cổ xưa. Những ngày lễ tết, người dân địa phương thường đến đền thắp hương cúng bái.
“Từ xưa dân làng nơi đây đã đặt ra hương ước để bảo vệ rừng lim. Không được ai tự tiện vào rừng chặt cây lấy gỗ. Nếu ai chặt cây sẽ bị phạt và phải trồng lại 10 cây gỗ. Chính vì luật nghiêm khắc nên khu rừng lim mới xanh tốt đến tận bây giờ”, anh Nguyễn Văn Long (trú xã Hậu Thành) chia sẻ.
Lãnh đạo xã Hậu Thành cho biết, bên trong khu rừng có cả nghìn cây lim xanh. Có nhiều cây nhỏ hàng chục năm tuổi nhưng có những cây lớn lên đến hơn 300 năm tuổi, phải 2-3 người ôm mới xuể. Những thân cây lim cổ thụ cứ thế đứng vững với thời gian suốt nhiều năm để cung cấp không gian xanh cho người dân nơi đây.
Những cây lim già với vỏ cây xù xì, bong tróc nhưng sức sống vẫn mãnh liệt vô cùng. Lãnh đạo xã Hậu Thành cho biết, hàng tháng, xã thuê một người trông coi khu rừng. Tuy nhiên, người bảo vệ chủ yếu canh giữ không để xảy ra cháy rừng còn việc chặt phá rừng được người dân địa phương tự ý thức bảo vệ. Từ xưa tới nay không một ai dám tự ý vào khu rừng thiêng này chặt phá cây.
Trong suốt hơn 10 năm bảo vệ núi khu rừng lim trăm tuổi này, ông Mai Huy Chân, cán bộ lâm nghiệp xã Hậu Thành), chia sẻ ngày nào không lên với rừng lim dạo một vòng là nhớ không chịu nổi. Với ông, việc bảo vệ rừng lim không chỉ là công việc của mình mà còn là bảo vệ tài sản của cha ông để lại cho con cháu đời sau và người dân sẽ được phù hộ, che chở khỏe mạnh, làm ăn phát đạt.
Rừng lim trăm tuổi nhìn từ trên cao xanh mướt một màu độc nhất vô nhị ở Việt Nam. Video: Hà An
Đời sống & pháp luật