MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Một báu vật của Việt Nam đang trở thành cứu tinh cho toàn thế giới: giá xuất khẩu tăng 7 tháng liên tiếp, hốt bạc tỷ từ Á đến Âu

12-08-2024 - 13:39 PM | Thị trường

Giá xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam đã tăng tới 52% so với cùng kỳ.

Một báu vật của Việt Nam đang trở thành cứu tinh cho toàn thế giới: giá xuất khẩu tăng 7 tháng liên tiếp, hốt bạc tỷ từ Á đến Âu- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 7/2024, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt gần 77 nghìn tấn, tương đương 381 triệu USD, tăng 9,7% về lượng, tăng 18,2% kim ngạch so với tháng 6/2024 và giá tăng 7,8%, đạt 4.951 USD/tấn.

Tính chung 7 tháng đầu năm 2024, nước ta xuất khẩu 980 nghìn tấn, tương đương gần 3,6 tỷ USD, giảm 12,4% về lượng nhưng tăng 33,5% về kim ngạch. Sản lượng giảm nhưng kim ngạch tăng khiến giá xuất khẩu tăng tới 52% so với 7 tháng đầu năm 2023, trung bình đạt 3.683 USD/tấn.

Không chỉ giá xuất khẩu, giá cà phê trong nước cũng chứng kiến mức tăng cao, hiện duy trì ổn định trong khoảng 118.600-119.300 đồng/kg.

Một báu vật của Việt Nam đang trở thành cứu tinh cho toàn thế giới: giá xuất khẩu tăng 7 tháng liên tiếp, hốt bạc tỷ từ Á đến Âu- Ảnh 2.

Châu Âu vẫn là thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam khi top 3 đều thuộc về các nước trong khu vực này,

Trong 7 tháng đầu năm 2024, Đức là thị trường xuất khẩu lớn nhất, đạt 121.500 tấn, tương đương 428 triệu USD, giảm 11,6% về lượng, tăng 42,3% về kim ngạch so với 7 tháng đầu năm 2023. Giá xuất khẩu bình quân đạt 3.521 USD/tấn, tăng mạnh 61% so với cùng kỳ.

Xuất khẩu cà phê sang Italia đứng thứ 2 thị trường, đạt 91.082 tấn, tương đương 296 triệu USD, giá 3.245 USD/tấn, giảm 14,5% về lượng, tăng 26% kim ngạch và tăng 47,3% về giá so với 7 tháng đầu năm 2023.

Tây Ban Nha là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3, tăng 17,8% về lượng, tăng 81% kim ngạch so với 7 tháng đầu năm 2023, đạt 71.734 tấn, tương đương 273 triệu USD. Giá xuất khẩu đạt 3.810 USD/tấn, tăng 54% so với cùng kỳ.

Ngoài top 3, nhiều thị trường cũng chứng kiến mức tăng trưởng vượt bậc, trong đó Trung Quốc đang là người mua rất tích cực cà phê của Việt Nam.

Cụ thể, trong tháng 7, Việt Nam xuất khẩu 6.022 tấn cà phê sang Trung Quốc, tương đương 26,5 triệu USD, tăng 117% về lượng và tăng 148% về giá trị so với tháng 7/2023. Kể từ đầu năm, nước tỷ dân đã chi ra 130 triệu USD để nhập 32.423 tấn cà phê từ Việt Nam, tăng 27,2% về lượng và tăng 58,3% về giá trị. Giá xuất khẩu bình quân đạt 4.013 USD/tấn, tăng 24,5% so với cùng kỳ.

Một báu vật của Việt Nam đang trở thành cứu tinh cho toàn thế giới: giá xuất khẩu tăng 7 tháng liên tiếp, hốt bạc tỷ từ Á đến Âu- Ảnh 3.

Lượng cà phê xuất khẩu tăng mạnh trong thời gian qua tại các thị trường nói chung và thị trường EU nói riêng, do các doanh nghiệp cà phê đã tập trung cải cách, thay đổi, số hóa, sản xuất đa dạng các mặt hàng cũng như sản xuất nhiều sản phẩm tinh hơn, có chiều sâu hơn và có sự phát triển theo hướng bền vững.

Đặc biệt, với cam kết gỡ bỏ hàng rào thuế quan nhờ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (Hiệp định EVFTA), cơ hội mở rộng thị trường cà phê Việt Nam tại EU là rất tiềm năng khi có 93% dòng thuế về 0%. Trong đó, sản phẩm được hưởng lợi nhất chính là cà phê chế biến. Ngoài ra, EU đã cam kết bảo hộ 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam liên quan tới cà phê.

Trung Quốc cũng đang là một trong những thị trường cà phê phát triển nhanh nhất trên toàn thế giới. Khi số người tiêu dùng cà phê Trung Quốc tiếp tục tăng, năm 2022, mảng cà phê tạo ra doanh thu 15,34 tỷ USD. Khối lượng cà phê tiêu thụ bình quân mỗi người đạt 0,07kg trong năm 2022. Đây chính là thị trường đầy tiềm năng để Việt Nam khai thác.

Tuy nhiên, Bộ Công thương dự báo xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong các tháng còn lại của quý III sẽ giảm do nguồn cung thấp. Đến tháng 10, khi vụ thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025 bắt đầu, thì nguồn cung cà phê mới tăng trở lại.

Niên vụ 2023/2024, sản lượng cà phê của Việt Nam ước đạt 1,47 triệu tấn - mức thấp nhất trong 4 năm, giảm 20% so với niên vụ 2022/2023 (số liệu thống kê từ Bộ Nông nghiệp và Nông thôn). Sản lượng cà phê niên vụ 2024/2025 nhiều khả năng sẽ vẫn giảm do yếu tố thời tiết không thuận lợi. Như vậy, nếu không tính lượng hàng tồn kho của năm trước chuyển sang, Việt Nam sẽ chỉ còn khoảng 200.000 tấn để xuất khẩu từ nay đến tháng 9.

Dù vậy, ngành hàng cà phê Việt Nam sẽ được hưởng lợi về giá. Giá cà phê Robusta toàn cầu sẽ biến động theo xu hướng tăng mạnh và kéo dài do lo ngại nguồn cung khan hiếm từ Việt Nam.

Khánh Vy

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên