Bị mẹ ruột đem cho khi 6 tuổi, sau này mua biệt thự, mở được công ty riêng, bà lại đến nhận, tôi lạnh lùng chỉ vào vào mẹ nuôi: Đây mới là mẹ tôi!
Mẹ nuôi của tôi mới là người đáng được kính trọng, được tôi hiếu thảo.
- 09-06-2024Năm 61 tuổi, tôi mang về một bé trai, bị vợ và 3 con gái nói như tát nước vào mặt – 15 năm sau chúng tôi được nhờ bởi con nuôi
- 07-05-2024Được con nuôi biếu 10 triệu đồng/tháng, bất ngờ đến thăm nhà, tôi đã khóc nấc lên khi nhìn thấy 1 tấm ảnh
- 25-03-202443 tuổi vẫn cô độc, người phụ nữ nhận bạn thân làm con nuôi để được ký giấy bảo lãnh đi viện, chăm sóc khi ốm đau và ma chay khi qua đời
Bài viết là lời chia sẻ của Tiểu Giang, sống tại Quảng Tây (Trung Quốc). Câu chuyện của cô đã khiến nhiều người rơi nước mắt.
Khi tôi 9 tuổi, sự thay đổi lớn nhất xảy ra trong cuộc đời tôi. Tôi mất đi người cha yêu thương tôi nhất, và một tháng sau, mẹ tôi, người coi tôi như cái gai trong mắt quyết định bỏ tôi lại. Cha tôi qua đời vì tai nạn giao thông, trong một đêm mưa tầm tã. Ngày cha đi, tôi tưởng như thế giới xung quanh đổ sụp.
Sau đám tang của cha, mẹ tôi dường như đã thay đổi rất nhiều, ngày nào bà cũng bận rộn và có rất ít thời gian ở nhà. Khi cha còn sống, mẹ tôi không đi làm và ở nhà chăm sóc gia đình ba người. Cha trước đây vẫn hay nói rằng muốn vợ được ở nhà thảnh thơi, lo cho gia đình, còn kiếm tiền làm việc của đàn ông.
Bị mẹ ruột bỏ rơi
Trong ấn tượng của tôi, mẹ là người ít nói, ân cần với cha và chăm sóc tôi chu đáo. Mẹ là một "người vợ, người mẹ tốt" trong mắt mọi người. Hơn nữa, cha mẹ tôi rất hòa thuận và yêu thương nhau. Nếu không phải chính tôi từng trải qua, tôi sẽ không bao giờ nghĩ rằng mẹ tôi sẽ bỏ rơi chính con gái mình.
Ông bà nội tôi mất sớm, hai người cô lấy chồng xa, cha tôi không còn anh em nào khác để nương tựa nên tôi trở thành gánh nặng cho mẹ. Vì thế, bà đã đem tôi cho một cặp vợ chồng hiếm muộn nuôi. Khi đó, tôi mới chỉ 6 tuổi.
Ngày mẹ đi, mẹ chỉ để lại cho tôi một câu: "Con gái à, mẹ đi rồi, con phải nghe lời cha mẹ nuôi, đợi mẹ giàu mới về đón con được". Vì câu nói này mà tôi đã chờ đợi, chờ đợi suốt ngày đêm trong hàng bao nhiêu năm. Cuối cùng, tôi nhận ra rằng câu nói này chỉ là một cái cớ đẹp đẽ, hoặc cũng có thể chỉ là một lời nói dối tử tế trong mắt người lớn.
May mắn khi có cha mẹ nuôi yêu thương, đùm bọc
Lần đầu tiên tôi đến nhà cha mẹ nuôi, họ thực sự rất tử tế với tôi. Mặc dù điều kiện gia đình của họ ở mức trung bình nhưng họ vẫn chăm sóc tôi chu đáo. Mẹ nuôi tôi là người rất tốt bụng, luôn nhìn tôi với khuôn mặt hiền lành và nụ cười rạng rỡ.
Vào ngày đầu tiên tôi đến, thấy tôi ngượng ngùng, bẽn lẽn, mẹ xoa đầu tôi: "Từ nay, đây sẽ là nhà của con". Tôi nhớ đến mẹ đẻ, mất bình tĩnh, nước mắt lăn dài: "Không phải, mẹ con nhất định sẽ về đón con".
Sắc mặt mẹ nuôi thay đổi, nhưng bà nhanh chóng trở lại bình thường, vui vẻ đáp: "Từ từ con sẽ quen". Còn bố nuôi ngồi bên cạnh ôn tồn nói: "Tối nay con thích món gì, cha mẹ sẽ nấu cho con?".
Nhìn thấy sự quan tâm dành cho tôi trong mắt họ, tôi chợt cảm thấy có chút tội lỗi. Cứ thế ngày tháng trôi đi, tôi được đi học như các bạn, được cha mẹ quan tâm, yêu thương. Cha nuôi và mẹ nuôi của tôi đều là những người tốt. Tôi luôn biết điều đó, chỉ tiếc là ông trời đôi khi thật bất công. Sau này tôi biết được, họ từng có 1 đứa con nhưng đến năm 3 tuổi, đứa trẻ không may qua đời vì bệnh tật.
Về việc tại sao họ lại nhận nuôi một đứa trẻ to lớn như tôi, có lẽ là vì nguồn động viên tinh thần của họ, hoặc có thể là vì tôi trông có phần giống con gái họ. Và cha tôi rõ ràng là một người tốt như vậy. Ông rất tốt bụng, yêu thương gia đình, luôn giúp đỡ người khác. Cứ tôi đến, ông là người dạy tôi học bài, sáng sớm đưa tôi đến lớp. Nhờ tình yêu thương của cha mẹ đã giúp tôi vơi đi nỗi buồn tủi.
Cái chết hụt khiến tôi nhận ra nhiều thứ
Cuộc sống êm đềm trôi đi, đến khi học cấp 3, tôi bị một trận ốm nặng, có nhiều biến chứng nên phải nằm viện một thời gian dài. Tôi buộc phải nghỉ học, ngày ngày ở trong bệnh viện. Cha mẹ tôi thay phiên nhau vào viện chăm tôi. Mẹ nuôi liên tục động viên: "Đừng lo lắng, con sẽ sớm được quay lại trường thôi". Cha mẹ đã dùng hết số tiền tiết kiệm cho tôi khám chữa bệnh, chi phí không hề nhỏ.
Sau thời gian tích cực điều trị, bác sĩ đưa ra lộ trình cho tôi, bệnh tình cải thiện. Tôi từng uôn cảm thấy kiếp người còn rất dài, nhưng trải nghiệm bệnh tật này khiến tôi nhận ra mình đã cận kề cái chết. Thế là tôi bắt đầu thấy rằng, việc được thức dậy mỗi ngày đã là điều may mắn. Bạn không bao giờ biết được điều gì sẽ đến vào hôm sau, vì vậy bạn phải trân trọng bản thân và học cách trân trọng những người xung quanh.
Tôi bắt đầu học cách thay đổi bản thân, trở nên quan tâm đến cha mẹ nuôi hơn. Cha mẹ tôi vui mừng ra mặt, nhìn thấy vẻ mặt hài lòng của họ, tâm trạng của tôi dần dần tốt hơn. Tôi chuẩn bị hướng tới một cuộc sống mới với tâm thái mới.
Cuộc đời lại thêm biến cố...
Học hết cấp 3, một biến cố khác lại ập đến với gia đình tôi, trong một lần cha mẹ nuôi chở rau bằng xe ba bánh đi bán đã gặp tai nạn. Chiếc xe mất phanh, loạng choạng rồi va với xe tải cướp cha tôi đi, còn mẹ tôi bị tàn phế ở chân, cả đời đi khập khiễng. Tôi lại một lần nữa mất đi người cha yêu quý, phải mạnh mẽ đối mặt với cuộc đời vì tôi còn phải là chỗ dựa cho mẹ.
Sau cú sốc lớn, tôi định nghỉ học Đại học, đi làm kiếm tiền lo cho gia đình. Sau khi cha mất, kinh tế gia đình tôi đi xuống, cuộc sống thêm phần vất vả. Sức khoẻ mẹ rất yếu, không thể làm công việc nặng nhọc như trước kia. Hơn nữa, mỗi tháng, tôi còn phải chuẩn bị tiền trang trải thuốc mẹ, phí sinh hoạt,...
Nhưng mẹ nuôi nhất định không đồng ý cho tôi nghỉ học. Dự định của bà là 2 mẹ con sẽ sống tằn tiện bằng khoản tiết kiệm ít ỏi còn lại, sau đó, tôi sẽ đi làm thêm để có thêm chút tiền sinh hoạt. Mẹ bảo rằng, chỉ có học mới là con đường giúp chúng tôi lúc này. "Hãy tiếp tục nỗ lực vì tương lai", mẹ luôn lạc quan dù trong hoàn cảnh khốn khó nhất.
Cuối tháng 8, trước sự miễn cưỡng của mẹ nuôi, tôi lên tàu lên thành phố nhập học. Tôi học cách buông bỏ mọi suy nghĩ xao lãng và tập trung toàn bộ sự chú ý vào việc học. Nhờ vậy nên sau khi ra trường, tôi được nhận vào một công ty lớn. Tôi không sợ vất vả hay mệt mỏi, trong lòng tôi chỉ có một niềm tin duy nhất: Tôi phải làm việc chăm chỉ, kiếm tiền thật tốt, cho mẹ một cuộc sống tốt đẹp hơn và để mẹ được sống trong ngôi nhà mới mà bà mong mỏi.
Gặt hái thành quả
Nhờ làm việc chăm chỉ nên tôi đã được đền đáp. Sau khi làm việc 2 năm, tôi được thăng chức, thu nhập cải thiện. Tôi đã nếm trải vị ngọt của sự nỗ lực Tuy nhiên, vào năm thứ 4 làm việc, do sự điều chỉnh cơ cấu của công ty trái với kế hoạch nghề nghiệp của tôi nên tôi đã chọn cách xin nghỉ việc.
Khi tôi nộp đơn xin nghỉ việc, sếp đã nhiều lần thuyết phục tôi ở lại nhưng tôi đều từ chối. Tôi luôn biết mình muốn gì. Vì nơi này không còn có thể cho tôi thứ tôi muốn nữa nên việc ở lại đây chỉ lãng phí thời gian. Vì sếp đánh giá cao tôi nên cuối cùng, ông ấy đã giới thiệu tôi với công ty của một người bạn.
Mặc dù công ty này không lớn lắm nhưng mức lương rất tốt, môi trường lành mạnh. Điều quan trọng nhất là chiến lược phát triển của công ty giống với kế hoạch nghề nghiệp của tôi. Tôi đã nhanh chóng thích nghi ở đây.
Đến năm tôi 29 tuổi, mẹ của tôi phải nhập viện vì cao huyết áp, tôi biết đã đến lúc tôi rời bỏ thành phố nơi tôi đã vật lộn suốt 7 năm. Bây giờ, mẹ cần tôi, cuối cùng tôi cũng tìm được lý do để trở về quê hương.
Đi cùng tôi là người bạn trai 3 năm. Anh xuất hiện trong cuộc đời tôi qua một lần tình cờ gặp gỡ ở quán cà phê. Ngày chúng tôi đưa nhau về quê, mẹ nuôi tôi đã rơi nước mắt. Nửa năm sau đó, chúng tôi kết hôn, có một gia đình hạnh phúc.
Sau khi kết hôn, chúng tôi chuyển đến một biệt thự mới mua và mở một studio của riêng mình. Chồng tôi chịu trách nhiệm hậu kỳ về nhiếp ảnh, còn tôi phụ trách điều hành kinh doanh. Chúng tôi kiếm được nhiều tiền, đang tiến gần hơn đến tự do tài chính.
Cuối cùng tôi đã để mẹ nuôi sống trong căn biệt thự mà bà hằng mơ ước. Căn bếp rộng rãi bên trong được trang trí theo yêu cầu của mẹ. Ngày ngày, mẹ giúp chúng tôi dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc con cái để vợ chồng tôi tập trung kiếm tiền.
Mẹ đẻ xuất hiện khiến cuộc sống của tôi xáo trộn
Hôm đó là một ngày nắng đẹp, khi tôi đang ngồi trên chiếc xích đi ngoài sân, cầm cuốn sách để đọc thì có người phụ nữ lạ đi đến. Những nếp nhăn trên khuôn mặt của cô hiện rõ. Cô ấy khoảng 55 - 60 tuổi, trông già hơn mẹ nuôi tôi vài tuổi. Cô ấy rất gầy, khuôn mặt có chút tái nhợt, mặc một chiếc váy màu đỏ rộng thùng thình, trông khá lạ lùng.
Cô ấy đứng trước mặt tôi có chút lúng túng, tôi hơi ngạc nhiên trước vẻ bất an trên khuôn mặt của cô. Tôi gấp sách lại, nghi hoặc hỏi: "Cô đang tìm ai?". Cô ấy im lặng một lúc, khiến tôi có chút không kiên nhẫn, mãi sau cô ấy mới khàn khàn giọng: "Tiểu Giang, là mẹ đây".
Cách gọi khiến tôi bừng tỉnh, trước đây mẹ ruột hay gọi tôi như vậy. Nước mắt tôi chực rơi. Thấy tôi không nói gì, người phụ nữ đúng trước mặt tiếp tục: "Tiểu Giang, con gái ngoan của mẹ, con không biết những năm này mẹ nhớ con đến mức nào đâu". Bà bắt đầu bật khóc, kể lại những khó khăn suốt bao năm qua, giờ bà chỉ muốn tìm lại con gái.
Tôi mất hết kiên nhẫn và định mời bà đi, nhưng bà lại đề nghị: "Giờ mẹ không nhà, không cửa, con có thể cho mẹ ở đây không? Mẹ biết con đang sống ở biệt thự lớn, điều hành công ty, chẳng lẽ con lại đối xử như vậy mới mẹ ruột của mình".
Trước đây, tôi nghe người ta nói, mẹ ruột đã tái hôn ngoài thành phố và sinh được một đứa con trai. Nhưng sao bây giờ lại chạy về trong tuyệt vọng, dường như cuộc hôn nhân thứ hai không mang lại cho bà hạnh phúc như mong muốn.
Đúng lúc này, từ trong nhà bước ra một người phụ nữ khập khiễng. Đây chính là mẹ nuôi của tôi, người mẹ nuôi đã dành cho tôi tất cả tình mẫu tử. Tôi chỉ vào bà và nói từng chữ một: "Đây mới là mẹ của tôi". Mẹ nuôi của tôi mới là người đáng được kính trọng, được tôi hiếu thảo. Nhìn bóng lưng u ám của mẹ, cuối cùng tôi cũng thở phào nhẹ nhõm.
Theo Toutiao
Đời sống & pháp luật