MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bị Mỹ trừng phạt, quốc gia thành viên BRICS bắt tay với nước láng giềng để tuồn dầu ra thị trường, thu về hàng tỷ USD mỗi năm

03-12-2024 - 16:30 PM | Tài chính quốc tế

Reuters đưa tin một mạng lưới buôn lậu dầu của Iran đang phát triển mạnh ở nước láng giềng Iraq.

Bị Mỹ trừng phạt, quốc gia thành viên BRICS bắt tay với nước láng giềng để tuồn dầu ra thị trường, thu về hàng tỷ USD mỗi năm- Ảnh 1.

Một mạng lưới buôn lậu dầu tạo ra ít nhất 1 tỷ USD mỗi năm cho Iran và các bên liên quan đã phát triển mạnh ở Iraq kể từ năm 2022, Reuters trích dẫn 5 nguồn tin quen thuộc với vấn đề cho biết.

Theo đó, Iraq phân bổ dầu nhiên liệu được trợ giá cao cho các nhà máy nhựa đường, với sự tham gia của 1 mạng lưới các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân ở Iraq, Iran và các quốc gia vùng Vịnh.

Theo kế hoạch, từ 500.000 – 750.000 tấn dầu nhiên liệu nặng (HFO), tương đương với 3,4 – 5 triệu thùng dầu, được vận chuyển khỏi các nhà máy mỗi tháng và chủ yếu xuất khẩu sang châu Á.

Để tạo ra dầu nhiên liệu dư thừa để xuất khẩu, một số nhà máy nhựa đường tham gia vào mạng lưới này đã khai vống nhu cầu nhận dầu nhiên liệu. Một số khác chỉ tồn tại trên danh nghĩa, nghĩa là toàn bộ lượng dầu được phân bổ tới nhà máy có thể được chuyển hướng để xuất khẩu.

Khi dầu nhiên liệu được đưa ra khỏi Iraq, một phần sẽ được pha trộn với sản phẩm cùng loại từ Iran và sau đó được dán nhãn nguồn gốc xuất xứ Iraq. Việc này giúp Tehran tránh các lệnh trừng phạt nghiêm ngặt của Mỹ đối với xuất khẩu dầu mỏ.

Phần còn lại được xuất khẩu dưới chương trình trợ cấp năng lượng bằng cách sử dụng giấy tờ giả để che giấu nguồn gốc.

Dầu nhiên liệu của Iran thường được bán với giá rẻ do lệnh trừng phạt nhưng có thể bán với giá cao hơn nếu được dán mác là dầu của Iraq.

Các nguồn tin ước tính cả 2 cách thức trên có thể mang lại tổng cộng 1 – 3 tỷ USD mỗi năm cho Iran và các bên liên quan.

Theo các nguồn tin trong ngành và dữ liệu theo dõi tàu biển, xuất khẩu dầu nhiên liệu của Iraq đang trên đà đạt mức cao kỷ lục trên 18 triệu tấn trong năm 2024, tăng gấp đôi so với năm 2021.

Iran coi nước láng giềng và đồng minh Iraq là lá phổi kinh tế. Nước này thu về ngoại tệ mạnh từ Iraq thông qua xuất khẩu và tránh được lệnh trừng phạt của Mỹ thông qua hệ thống ngân hàng Iraq. Iran hiện là quốc gia thành viên của BRICS.

Iraq đã cân bằng khéo léo vai trò là đồng minh của cả Washington và Tehran trong nhiều năm. Nhưng với việc Tổng thống đắc cử Donald Trump dự kiến sẽ có lập trường cứng rắn đối với những nỗ lực lách lệnh trừng phạt của Iran, các hoạt động của nước này tại Iraq sẽ ngày càng bị giám sát chặt chẽ.

Theo Reuters

Y Vân

Nhịp Sống Thị Trường

Trở lên trên