Bí quyết của những người xuất phát chậm hơn nhưng "luôn về nhất": Để đạt được hiệu quả công việc tốt nhất, hãy sử dụng quy tắc 85%
Làm việc hết khả năng liên tục trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả của bạn. Khi tâm trí được thoải mái, bạn có khả năng làm việc tốt, chu đáo hơn rất nhiều.
- 02-09-2020Loại rễ phổ biến trong đông y “nhỏ mà có võ” nhưng ít ai biết đến và những lưu ý khi sử dụng: Không chỉ ngọt mà còn làm dịu dạ dày, chống lại căng thẳng
- 02-09-20207 triệu chứng tưởng là mệt mỏi đơn thuần nhưng lại cảnh báo trái tim đang "cầu cứu"
- 02-09-2020Bước vào tuổi trung niên, bớt theo đuổi điều mơ hồ, thực tâm bồi đắp 2 điều này, cuộc sống không còn gì phải hối tiếc
Gần đây, khi đang nghe đài, tôi bắt gặp câu chuyện đầy ý nghĩa đã thay đổi hoàn toàn cách tôi làm việc. Trong một tập của “The Tim Ferris Show”, diễn viên khách mời Hugh Jackman kể lại câu chuyện về một vị huấn luyện viên điền kinh bị cuốn hút bởi Carl Lewis, huyền thoại điền kinh, người đã dành tới 9 huy chương vàng Olympic.
Vị huấn luyện viên không hiểu tại sao Lewis luôn xuất phát cuối hoặc gần cuối trong 40 mét đầu tiên nhưng đều dành chiến thắng ở cự ly chạy nước rút 100 mét. Một vài người cho rằng, đơn giản vì Lewis tuy khởi đầu chậm nhưng đã bứt tốc về đích lúc sau. Nhưng sau khi xem lại băng hình từ nhiều góc độ, người huấn luyện viên cho rằng không phải như vậy. Hugh Jackman nói tiếp:
“Ông ấy nhận ra Carl Lewis không làm gì cả ở khoảng 50 và 60 mét, anh ta vẫn thở và guồng chạy y như lúc xuất phát, không có gì thay đổi cả. Khi mà mọi người cố gắng tăng tốc về đích, họ nghĩ rằng: “Cần cố gắng nhiều hơn nữa” thì cơ mặt họ co lại, ngậm chặt hàm và siết chặt nắm đấm. Còn Carl Lewis giữ ổn định từ đầu tới cuối và anh ta nhẹ nhàng vượt qua họ”.
Về chiến lược này, theo như Jackman nói, là quy tắc 85%. Sau đó tôi nhận ra những người cố gắng làm việc quá nhiều sẽ bị căng thẳng và kiệt sức, nên đã áp dụng quy tắc này vào trong công việc và khám phá thêm nhiều điều thú vị.
Bí quyết đưa ra là bạn nên làm việc với 85% công sức chứ không phải 100%. Đó có thể là một thử thách đáng ngạc nhiên nếu bạn giảm sự nỗ lực của mình xuống một mức độ nào đó và giữ ổn định, đặc biệt trong hoàn cảnh có rất nhiều người đang phải nỗ lực hết sức để làm việc. Nhưng làm việc hết khả năng liên tục trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả của bạn. Khi tâm trí được thoải mái, bạn có khả năng làm việc tốt, chu đáo hơn rất nhiều.
Là một nhà văn, tôi thường vội vàng viết hết câu chuyện này đến câu chuyện khác để kịp tiến độ đăng bài. Có lần một người bạn đã bình luận vào bài đăng của tôi: “Mình cảm thấy như đang bị la mắng trong câu chuyện của bạn, nó thật sự đau lòng”. Và đó quả thực không phải là lời bình luận nên có đối với một nhà văn với mục tiêu truyền cảm hứng cho mọi người như tôi.
Để giảm xuống mức độ 85% thì bạn cần xác định điều gì cần thiết và lược bỏ những phần thừa còn lại mà không gây ảnh hưởng tới người khác. Từ chối những lời mời gây lãng phí thời gian, dành thời gian nghỉ ngơi ngắn trong ngày hay những khoảng nghỉ trong sự nghiệp. Và luôn luôn tự nhắc mình: hãy sống chậm lại.
Sau đây là một câu chuyện khác mà tôi đều nhớ tới mỗi khi tự nhắc nhở bản thân: Trong cuốn sách “Địa ngục có hay không”, tác giả, doanh nhân Derek Sivers miêu tả việc con trai ông rất thích các chuyến tham quan trên núi nhưng lại bị say xe khi lên dốc. Một ngày, Sivers quyết định lái thật chậm, và cả hai bố con thong thả ngắm cảnh xung quanh. Thách thức duy nhất là các lái xe phía sau đều tỏ ra khó chịu với việc ông ta đi chậm. Vậy nên Sivers đã làm một việc là đẩy gương chiếu hậu hướng lên trên để ông ấy có thể tập trung vào hành trình của mình.
Khi bạn bắt đầu làm việc ở mức 85%, bạn có thể sẽ phải “đẩy gương chiếu hậu của mình hướng lên trên”. Làm việc ở mức 85% sẽ cần thời gian dài nhưng thành quả cuối cùng đạt được sẽ là điều bạn cảm thấy tự hào nhất.
Theo chia sẻ của Tim Dennings - cây bút chuyên viết về chủ đề phát triển bản thân và kỹ năng kinh doanh của CNBC và Business Insider.