Bí quyết để có được một buổi phỏng vấn hoàn hảo: Đã là người đi làm thuê thì không thể bỏ qua
Khi tới tham dự một buổi phỏng vấn, tâm lí thường xuyên là vấn đề được đặt lên hàng đầu. Có đôi khi, bạn sẽ cảm thấy lo lắng rằng liệu những ấn tượng đầu tiên mình tạo ra có được tốt đẹp hay không, đối phương sẽ cảm thấy ra sao và đôi lúc chính những băn khoăn đó vô hình chung làm bạn mất tập trung vào việc trả lời những câu hỏi của nhà tuyển dụng.
- 24-01-2017Những điều cấm kỵ trong một buổi phỏng vấn mà bạn dễ mắc phải
- 11-01-2017Nếu đi phỏng vấn gặp phải câu hỏi kinh điển “Bán cho tôi cây bút này”, bạn sẽ làm gì?
- 15-12-201615 câu hỏi phỏng vấn của Google khiến các thiên tài cũng phải méo mặt
- 12-12-2016Ứng viên trải qua quá trình phỏng vấn khốc liệt tại Apple tiết lộ "đề thi"
Dưới đây chính là 6 bí kíp nhỏ nhưng là điều cực kì cần thiết nếu như bạn cần phải chuẩn bị sẵn sàng cho những cuộc trò chuyện như thế:
Tạo ấn tượng mạnh ngay từ ban đầu
Ấn tượng đầu có thể nói là một trong những điều quan trọng nhất quyết định sự thành công trong buổi phỏng vấn của bạn. Những ấn tượng ban đầu thường sẽ để lại suy nghĩ trong người đối diện suốt một khoảng thời gian sau đó. Vì thế, nếu ngay từ khi bước vào bạn đã gây được thiện cảm thì buổi phỏng vấn chắc chắn sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Trước khi bắt đầu, hãy bắt tay với ban giám khảo và giới thiệu bản thân. Hãy chắc chắn rằng bạn gây được sự chú ý bằng ánh mắt và cả sự tự tin của mình.
Nói năng mạch lạc và lưu loát
Nếu như bạn cảm thấy có một chút lo lắng khi bước vào buổi phỏng vấn thì đó là điều hoàn toàn bình thường. Thế nhưng, việc có để cho những nỗi lo ấy ảnh hưởng tới chất lượng bài phỏng vấn hay không hoàn toàn do bạn quyết định. Nếu như bạn để cho cảm xúc lấn át, điều đương nhiên xảy ra là những câu trả lời của bạn có thể sẽ khiến người đối diện có cảm giác bạn không tin vào chính mình và do đó, khả năng của bạn cũng không được thể hiện một cách tốt nhất.
Hãy cố gắng nói thật rõ ràng và lưu loát, hạn chế “à, ừm” trong câu trả lời của bạn bởi đó là dấu hiệu nhận biết rõ nhất của sự bất an. Nếu như bạn cần thời gian để suy nghĩ thì hãy im lặng một chút trước khi đưa ra câu trả lời, nhưng hãy nhớ là phải trả lời thật tự nhiên nhé!
Cười thật tự nhiên
Khi phỏng vấn bất kì một ai cho một vị trí nào đó, nhà tuyển dụng cũng cần cân nhắc rất kĩ không chỉ về năng lực mà còn cả về khả năng thích ứng và hòa nhập của người đó với cộng đồng. Vì thế, hãy cho họ thấy rằng bạn có tinh thần làm việc nhóm và có khả năng làm bạn với những đồng nghiệp xung quanh.
Nếu như bạn còn băn khoăn chưa biết phải làm gì thì hãy mỉm cười một cách tự nhiên nhất có thể bởi nụ cười có thể giúp xóa tan khoảng cách giữa người với người, tạo cảm giác bạn là một người hiền lành và thân thiện. Tuy nhiên, hãy giữ thái độ nghiêm túc và tập trung bởi nếu như bạn thể hiện quá đà thì điều đó lại không phải là điều nên làm chút nào.
Kể cho họ nghe những câu chuyện của bạn
Đôi khi, cách tốt nhất để đáp lại một câu hỏi chính là kể một câu chuyện. Đó là cách khiến cho buổi phỏng vấn thêm phần thú vị và cũng là để những nhà tuyển dụng có thể nhớ tới bạn nhiều hơn những ứng cử viên khác. Cuộc hội thoại sẽ tự nhiên hơn và bạn cũng có thể có sự kết nối tốt hơn với ban giám khảo nữa đấy!
Tất nhiên, nếu muốn có một câu chuyện phù hợp thì trước khi phỏng vấn, bạn cần phải chuẩn bị sẵn và tự kể cho bản thân một vài lần. Điều này sẽ giúp bạn tự tin hơn khi kể chuyện cho người khác và cũng là cách để cảm thấy thoải mái hơn trước buổi phỏng vấn của mình.
Đưa ra câu hỏi cho nhà tuyển dụng
Trong suốt buổi phỏng vấn, mọi ánh mắt dường như đều đổ dồn vào bạn bởi nhà tuyển dụng luôn mong muốn được biết bạn là ai và bạn như thế nào. Tuy nhiên, những cuộc đối thoại một chiều lại không đem lại cảm giác thoải mái và cũng thật khó để có thể kết nối hai bên với nhau.
Chính vì lẽ đó, bạn hãy cởi mở hơn, hãy chủ động đặt một vài câu hỏi cho nhà tuyển dụng. Hãy hỏi thêm về công ty và về vị trí mà bạn đang ứng tuyển. Hãy cho họ thấy rằng bạn thực sự quan tâm và cuộc nói chuyện cũng sẽ tự nhiên hơn nhiều.
Tìm hiểu về những người sẽ phỏng vấn bạn
Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng. Đó là lí do vì sao việc tìm hiểu trước lại quan trọng đến thế. Bạn sẽ không biết được rằng người phỏng vấn bạn là ai, làm việc ở vị trí nào trong công ty, rằng đó là giám đốc nhân sự hay là người sẽ trực tiếp làm việc cùng bạn nếu như bạn trúng tuyển. Chính vì thế, bạn cần phải nắm rõ những thông tin này trước khi tham gia phỏng vấn.
Đối với mỗi giám khảo, bạn lại cần trả lời theo một cách khác nhau. Một giám đốc nhân sự sẽ không quá hiểu về quá trình làm việc hay chuyên môn của bạn, nhưng một giám đốc điều hành có thể phụ trách bạn sau này thì lại cần điều đó. Bạn cần phải tìm hiểu trước và đó là cách bạn điều chỉnh câu trả lời sao cho phù hợp với từng đối tượng trên.