Bí quyết duy trì tăng trưởng giữa biến động của Saigon Co.op: Dám hy sinh sản phẩm, dịch vụ không tốt và những bạn hàng không hiệu quả
Trong bối cảnh thị trường khó khăn, CEO Saigon Co.op cho biết thay đổi đầu tiên của doanh nghiệp này là tập trung phát triển theo chiều sâu.
- 19-07-2023Một năm sau khi bị các Shark từ chối, Startup "ve chai công nghệ" VECA đã mở rộng thêm tại 7 quận, hợp tác với Coca Cola, Saigon Co.op, Tetra Park...
- 13-05-2023Tổng Giám đốc Saigon Co.op làm Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam
“ Chiều sâu ở đây là dám hy sinh những công việc, mặt hàng, dịch vụ đang làm không tốt hoặc những bạn hàng đang hợp tác không tốt, nhằm tập trung vào một số khía cạnh theo phân tích của AI và data chỉ ra. Điều này giúp chúng tôi đạt tốc độ tăng trưởng tương đối khả quan trong 6 tháng đầu năm cũng như đến 9 tháng đầu năm ”, CEO Saigon Co.op Nguyễn Anh Đức trình bày tại Diễn đàn Kinh doanh 2023 do Forbes Việt Nam tổ chức.
Phát biểu của ông Đức nhằm trả lời cho câu hỏi một đơn vị bán lẻ như Saigon Co.op đang làm gì để ứng phó với những biến động của thị trường hiện nay. Theo vị CEO này, các giải pháp của Saigon Co.op xuất phát từ việc xem xét hai khía cạnh là tình hình toàn cầu và những chính sách của cơ quan nhà nước.
Ngoài tập trung phát triển theo chiều sâu, Saigon Co.op đã có những cách tân mang tính chất nội bộ, trong đó hiệu quả là ưu tiên hàng đầu đối với mọi vấn đề.
“ Phương châm không phải là thắt lưng buộc bụng, tiết kiệm mù quáng, mà chúng tôi làm theo khái niệm “Do more with less” (làm tốt hơn với nguồn lực ít hơn) ”, ông Đức giải thích.
Biện pháp thứ ba là nghiên cứu kỹ lưỡng từng khía cạnh của các chính sách vĩ mô , nhằm tìm ra những lợi ích có thể đạt được trong quá trình hoạt động tại từng địa phương, từng lĩnh vực, từng dịch vụ, từng nhóm sản phẩm. Theo CEO của Saigon Co.op, công ty tận dụng những chính sách này để tạo nên những cú hích và ngách nhất định để phát triển.
Ba biện pháp nêu trên nằm trong công thức “3+5” của Saigon Co.op, bên cạnh 5 hướng đi nhằm chuẩn bị cho diễn biến sắp tới của nền kinh tế.
“ Đầu tiên là phải tranh thủ hành động một cách cụ thể dựa trên những chính sách vĩ mô.
Thứ hai, trong điều kiện hiện nay, tinh thần liên kết, chia sẻ, cởi mở của cộng đồng doanh nhân và các doanh nghiệp là điều rất cần thiết.
Thứ ba, chúng tôi nghĩ đây là lúc chúng ta phải chọn những thế mạnh để làm, không nên dàn trải ở quy mô quá lớn.
Thứ tư, đây cũng là cơ hội để định hướng lại, đặc biệt trong lĩnh vực bán lẻ.
Cuối cùng, các doanh nghiệp Việt Nam phải chú trọng quản trị rủi ro trong tình trạng hiện nay ”, ông Đức cho hay.
Đề cập tới những vướng mắc trong quá trình chuyển đổi số và sự cạnh tranh từ thương mại điện tử (TMĐT), CEO của Saigon Co.op đánh giá khó khăn liên quan đến người dùng thay vì vấn đề kỹ thuật.
“ Đối với các đơn vị tại thị trường Việt Nam nói chung và ngành bán lẻ nói riêng, mức độ đầu tư vào số hóa, điện toán hóa chỉ bằng 60% so với mức trung bình của khu vực. Đây là hạn chế rất lớn, bởi lòng tin với những sản phẩm hướng đến chuyển đổi số đó chưa cao. Vì vậy, điểm quan trọng đầu tiên của chuyển đổi số là tác động vào mindset tổng thể của người dùng tại các đơn vị chuyển đổi ”, ông nhận định.
Ông Đức cho biết Saigon Co.op xác định số hóa, điện toán hóa, đổi mới sáng tạo là xu thế tất yếu phải đi, và hầu hết doanh nghiệp Việt Nam đang có những khó khăn nhất định. Để các đơn vị khác rút ra bài học, ông lấy ví dụ từ chính doanh nghiệp của mình.
“ Cách đây 5 năm, các đơn vị tư vấn cho Saigon Co.op đã vạch ra lộ trình chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo. Vừa rồi, sau khi nhìn lại, chúng tôi nhận thấy có những thứ chưa làm mà bây giờ đã lạc hậu.
Như vậy, những việc đó chúng ta phải làm rất nhanh, bởi quá trình hiện nay không phải tính bằng 5 năm, mà theo từng tháng một khi công nghệ liên tục thay đổi. Hiện nay chúng tôi cũng áp dụng AI, ChatGPT vào công việc một cách rất nhanh chóng ”, ông cho biết.
Nhịp sống thị trường