Bí quyết giúp thị trường chứng khoán Mỹ thăng hoa trong 2023 sắp biến mất?
“Và nếu điều đó là đúng, thị trường sẽ thay đổi rất nhiều kể từ bây giờ”, chiến lược gia Matt King của Citigroup nói.
- 10-05-2023Chỉ ngồi nhà ‘bấm máy’, cô gái trẻ kiếm 4,5 tỷ đồng/năm chia sẻ chiến thuật để dù làm trái ngành vẫn thành công hái ra tiền
- 10-05-2023Tương lai của xe điện ra sao, nhìn quốc gia này sẽ rõ: Chất lượng sống điểm 10, không ai thất nghiệp còn thêm việc làm, người dân gật gù ‘1 vốn 4 lời’
- 10-05-2023Chuyện gì đang xảy ra với khu phố BĐS ngàn vàng của Mỹ: Công trình triệu đô sau 4 năm bốc hơi 80% giá trị chưa chắc có người mua, nhiều người buồn muốn rơi lệ
Theo một chiến lược gia giàu kinh nghiệm ở Phố Wall, thị trường chứng khoán thăng hoa của Mỹ có thể sắp hướng đến một đợt lao dốc không mấy dễ chịu. Lý do là vì thanh khoản của ngân hàng trung ương, thứ thúc đẩy thị trường chứng khoán trong năm nay, bắt đầu giảm.
Vài tháng trước, chiến lược gia Matt King của Citigroup lưu ý với khách hàng về dòng tiền trị giá 1.000 tỷ USD chủ yếu từ Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC), Ngân hàng Nhật Bản (BOJ), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Đây chính là bí quyết thúc đẩy giá cổ phiếu Mỹ trong năm 2023.
Gần đây, chiến lược gia King tiếp tục giải thích với khách hàng về nỗ lực của FED để hỗ trợ hệ thống ngân hàng Mỹ sau sự sụp đổ của Ngân hàng Thung lũng Silicon (SVB). Động thái này đã “tiếp thêm nhiên liệu cho ngọn lửa thanh khoản” của ngân hàng trung ương. Nhưng giờ đây, tác động đó bắt đầu yếu dần.
Cuối cùng, lợi nhuận doanh nghiệp suy giảm, lo ngại suy thoái kinh tế và dấu hiệu lạm phát dai dẳng có thể loại bỏ những yếu tố hỗ trợ giá cổ phiếu.
Như đã nhắc ở trên, FED hỗ trợ các ngân hàng thông qua cửa sổ chiết khấu và chương trình cho vay khẩn cấp. Điều đó đã bổ sung khoảng 440 tỷ USD hỗ trợ thanh khoản cho các cổ phiếu trong thời gian hơn 1 tháng.
Ông King cho rằng hành vi này rõ ràng giống như nới lỏng định lượng (QE). QE là việc ngân hàng trung ương mua các loại chứng khoán để bơm tiền mặt vào nền kinh tế, từ đó làm hạ lãi suất. Ông nhắc lại chương trình QE của FED được tung ra sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã giúp đẩy giá cổ phiếu lên cao trong suốt 10 năm sau đó.
Vị chiến lược gia cho biết diễn biến giá cổ phiếu hàng ngày gợi nhớ đến những ngày FED dẫn đầu toàn cầu trong việc nới lỏng định lượng. “Ở nhiều khía cạnh, phản ứng của giá cổ phiếu rất giống như thời kỳ Fed thực hiện QE, đặc biệt là mức biến động hàng ngày thấp của cổ phiếu”, ông nói.
Tuy nhiên, trong những tuần gần đây, quy mô các chương trình này bắt đầu giảm, trong khi bảng cân đối kế toán của FED tiếp tục thu hẹp.
Như ông King giải thích, việc tính toán dự trữ của FED không chỉ đơn giản là nhìn vào lượng trái phiếu trên bảng cân đối kế toán.
Việc FED cho các ngân hàng vay khẩn cấp thông qua cửa sổ chiết khấu và chương trình tài trợ có kỳ hạn khiến dự trữ của FED tăng lên. Mặt khác, quy mô tài khoản chung của kho bạc Mỹ (TGA, tất cả các khoản chi của Bộ Tài chính Mỹ đều được chi từ tài khoản này) và hợp đồng repo nghịch đảo qua đêm thay đổi khiến cho dự trữ bị thu hẹp, vì chúng là nợ phải trả, không phải tài sản.
Chiến lược gia King cũng lưu ý rằng chứng khoán Mỹ bắt đầutrượt giá từ mức gần cao nhất hồi cuối tháng 4, vì động lực thanh khoản từ ngân hàng trung ương bắt đầu giảm dần.
Trong tuần qua, chỉ số S&P 500 đã giảm khoảng 50 điểm. Vẫn còn phải chờ xem liệu còn có rào cản nào phía trước hay không. Nhưng theo ông King, những thay đổi về thanh khoản mà các ngân hàng trung ương bơm vào nền kinh tế có lẽ là lời giải thích hợp lý nhất cho những biến động của thị trường chứng khoán kể từ đầu năm đến nay.
“Tôi nghĩ đó là lý do phù hợp với hành động giá nhất. Và nếu điều đó là đúng, thì thị trường sẽ thay đổi rất nhiều kể từ bây giờ”, ông King nói.
Theo Market Watch
Nhịp Sống Thị Trường