MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chuyện gì đang xảy ra với khu phố BĐS ngàn vàng của Mỹ: Công trình triệu đô sau 4 năm bốc hơi 80% giá trị chưa chắc có người mua, nhiều người buồn muốn rơi lệ

10-05-2023 - 09:34 AM | Tài chính quốc tế

Chuyện gì đang xảy ra với khu phố BĐS ngàn vàng của Mỹ: Công trình triệu đô sau 4 năm bốc hơi 80% giá trị chưa chắc có người mua, nhiều người buồn muốn rơi lệ

Con phố này từng là nơi có những toà nhà thương mại đắt nhất thế giới, nhưng giờ đây giá của chúng đang rớt thảm. Vì đâu nên nỗi?

4 năm trước, toà nhà số 350, Phố California, có trị giá 300 triệu USD. Các nhà môi giới cho biết giá hiện tại giảm đến hơn 80%, trong bối cảnh tỷ lệ toà nhà trống tăng cao.

Trước đại dịch, Phố California của San Francisco, Mỹ, là nơi có những toà nhà thương mại đắt giá nhất thế giới. Con phố này chạy qua trung tâm tài chính của thành phố, nơi có nhiều trụ sở hoặc chi nhánh ngân hàng cũng như các công ty thúc đẩy nền kinh tế công nghệ toàn cầu.

Vào năm 2019, một toà nhà bọc kính 22 tầng ở số 350 Phố California có giá 300 triệu USD. Hiện công trình này đang được rao bán với giá 60 triệu USD, có nghĩa là nó mất 80% giá trị chỉ trong vòng 4 năm.

Gần như mọi thành phố lớn của Mỹ đều phải chật vật ở một mức độ nào đó với tình trạng nhân viên làm việc từ xa và không muốn trở lại văn phòng sau đại dịch. Nhưng San Francisco là nơi bị ảnh hưởng nặng nề hơn cả. Lý do là vì chi phí cao, sự phụ thuộc vào ngành công nghệ và các vấn đề chất lượng cuộc sống.

Nhiều công ty như Salesforce, Meta- công ty mẹ của Facebook, đang cho thuê lại các văn phòng thay vì chờ hợp đồng hết hạn. Tình trạng thiếu nhân viên văn phòng lan rộng khắp khu tài chính, khiến các nhà hàng, cửa hiệu và doanh nghiệp nhỏ khác phải sa thải nhân viên hoặc đóng cửa.

Chuyện gì đang xảy ra với khu phố BĐS ngàn vàng của Mỹ: Công trình triệu đô sau 4 năm bốc hơi 80% giá trị chưa chắc có người mua, nhiều người buồn muốn rơi lệ - Ảnh 1.

Chuyện gì đang xảy ra với khu phố BĐS ngàn vàng của Mỹ: Công trình triệu đô sau 4 năm bốc hơi 80% giá trị chưa chắc có người mua, nhiều người buồn muốn rơi lệ - Ảnh 2.

Toà nhà số 350, Phố California ở San Francisco, Mỹ.

Theo công ty BRE Group Inc., gần 30% diện tích văn phòng của San Francisco bị bỏ trống, tăng gấp 7 lần so với trước đại dịch và là mức tăng lớn nhất so với các thành phố khác của Mỹ.

Căng thẳng trên thị trường bất động sản thương mại khắp nước Mỹ không phải là một vấn đề đơn lẻ, do nó ảnh hưởng đến thuế và tác động tiềm ẩn đối với lĩnh vực tài chính. Các ngân hàng khu vực là chủ nợ lớn của nhiều công ty bất động sản thương mại và xây dựng.

Theo công ty dữ liệu Trepp, khoảng 80 tỷ USD khoản vay bất động sản thương mại sẽ đáo hạn trong năm 2023. Hầu hết họ sẽ huy động vốn vay mới tại thời điểm lãi suất cao hơn và tỷ lệ cho thuê thấp hơn. Điều này sẽ đe doạ các ngân hàng.

Toà nhà số 350 phải đối mặt với một số thách thức khó khăn. 75% toà nhà bị bỏ trống vì đơn vị thuê lớn nhất là Union Bank đã giảm tỷ lệ sử dụng. Bất cứ ai mua lại toà nhà 22 tầng này sẽ phải chi thêm 50 triệu USD hoặc hơn để tân trang nội thất nhằm thu hút người thuê mới. Vì công trình này vốn được xây từ thập niên 1970.

Vấn đề của toà nhà số 350 Phố California được coi là hồi chuông cảnh báo cho thị trường bất động sản thương mại trên toàn quốc, đặc biệt là những thị trường tập trung vào công nghệ và dịch vụ tài chính. Sự hờ hững của các nhà thầu là dấu hiệu ban đầu cho thấy cuộc khủng hoảng lần này đã khác so với trước đây.

Chuyện gì đang xảy ra với khu phố BĐS ngàn vàng của Mỹ: Công trình triệu đô sau 4 năm bốc hơi 80% giá trị chưa chắc có người mua, nhiều người buồn muốn rơi lệ - Ảnh 3.

Chuyện gì đang xảy ra với khu phố BĐS ngàn vàng của Mỹ: Công trình triệu đô sau 4 năm bốc hơi 80% giá trị chưa chắc có người mua, nhiều người buồn muốn rơi lệ - Ảnh 4.

Một trạm BART vắng lặng tại trung tâm San Francisco.

Công nghệ vốn là một thế mạnh của San Francisco trong nhiều năm. Song, sự lệ thuộc của thành phố vào ngành này đã trở thành điểm yếu. Lực lượng lao động trẻ và văn hóa doanh nghiệp phá vỡ khuôn mẫu đang thúc đẩy xu hướng việc từ xa, từ đó cần ít không gian văn phòng hơn.

CEO và người sáng lập Marc Benioff của Salesforce nhấn mạnh rằng để thành phố này phát triển, mọi người cần trở lại văn phòng. Salesforce năm nay bắt đầu áp dụng chính sách quay lại văn phòng nghiêm khắc hơn. Công ty yêu cầu một số nhân viên làm việc tại văn phòng tối đa 4 ngày mỗi tuần.

Một số chủ nhà tại San Francisco đang ký hợp đồng cho thuê mới, mặc dù phải chịu nhượng bộ khá nhiều. Vào năm 2019, những người thuê ký hợp đồng 10 năm sẽ được miễn phí 3 tháng tiền nhà. Hiện tại, họ có thể được miễn phí đến 18 tháng thuê nhà.

Chuyện gì đang xảy ra với khu phố BĐS ngàn vàng của Mỹ: Công trình triệu đô sau 4 năm bốc hơi 80% giá trị chưa chắc có người mua, nhiều người buồn muốn rơi lệ - Ảnh 5.

Chuyện gì đang xảy ra với khu phố BĐS ngàn vàng của Mỹ: Công trình triệu đô sau 4 năm bốc hơi 80% giá trị chưa chắc có người mua, nhiều người buồn muốn rơi lệ - Ảnh 6.

Khu Nob Hill ở San Francisco.

Đối với toà nhà tại số 350, Phố California, một số nhà môi giới cho biết mức giảm 80% chưa chắc đã thu hút được nhiều nhà thầu. Hiện nay, rất ít ngân hàng thông thường hỗ trợ nợ tài chính cho một toà nhà gần như trống rỗng. Điều đó có nghĩa là người thắng thầu phải trả hoàn toàn bằng tiền mặt.

Giám đốc Matthew Anderson của công ty dữ liệu Trepp cho biết việc bán những toà nhà văn phòng với giá giảm sâu là điều đáng buồn đối với lĩnh vực bất động sản thương mại. Ông nói: “Tôi muốn khóc. Tôi cảm thấy buồn khi nghĩ về điều đó”.

Tham khảo WSJ

Anh Dũng

Nhịp Sống Thị Trường

Trở lên trên