Bí quyết thành công hàng nghìn năm của các công ty gia đình Nhật Bản: Không quan tâm đến lợi nhuận!
Bà Naomi Hasegawa.
Kenji Matsuoka – giáo sư danh dự ngành kinh doanh tại Đại học Ryukoku, cho biết: "Nếu nhìn vào những cuốn sách kinh tế, các doanh nghiệp cần tối đa hóa lợi nhuận, tăng quy mô, thị phần và tốc độ tăng trưởng. Nhưng nguyên tắc hoạt động của các công ty này lại hoàn toàn khác biệt."
- 04-12-2020Nổi tiếng hòa thuận và không 'drama', gia tộc giàu nhất Singapore bất ngờ bị chia rẽ vì xung đột chưa từng có giữa các thành viên
- 02-12-2020Đầu tư bất động sản chưa bao giờ lỗi thời: Gia đình Hồng Kông kiếm được hơn 3 tỷ USD sau một thương vụ bất ngờ
- 30-11-202020 gia tộc giàu nhất châu Á sở hữu 463 tỷ USD, đáng ngạc nhiên nhất là tham vọng của gia tộc đứng đầu
Gia đình của bà Naomi Hasegawa bán bánh mochi nướng trong một cửa hàng nhỏ, làm bằng gỗ bên cạnh ngôi đền cổ ở cố đô Kyoto. Vào năm 1000, họ bắt đầu đầu bán thêm nước giải khát cho khách du lịch đến cầu nguyện. Giờ đây, hơn 1 thiên niên kỷ sau, dịch bệnh hoành hành đã tàn phá nền kinh tế thành phố này, khiến một lượng khách du lịch lớn biến mất. Tuy nhiên, bà Hasegawa lại không quan tâm đến vấn đề tài chính của "doanh nghiệp" mình.
Cũng như nhiều doanh nghiệp ở Nhật Bản, cửa hàng Ichiwa của bà có tầm nhìn xa. Họ đặt sự truyền thống và ổn định lên trên lợi nhuận và tăng trưởng. Bằng cách đó, Ichiwa đã vượt qua những giai đoạn chiến tranh, bệnh dịch, thiên tai và sự lụi tàn của các đế chế. Sau khoảng thời gian biến động, chiếc bánh làm từ bột gạo của họ vẫn được giữ nguyên.
Những doanh nghiệp như Ichiwa có thể được đánh giá là kém năng động hơn so với những doanh nghiệp ở quốc gia khác. Tuy nhiên, khả năng hồi phục của họ chính là bài học cho các công ty ở những nơi như Mỹ - khi dịch bệnh lây lan khiến hàng chục nghìn doanh nghiệp phá sản.
Cửa hàng bánh mochi nướng Ichiwa.
Kenji Matsuoka – giáo sư danh dự ngành kinh doanh tại Đại học Ryukoku, cho biết: "Nếu nhìn vào những cuốn sách kinh tế, các doanh nghiệp cần tối đa hóa lợi nhuận, tăng quy mô, thị phần và tốc độ tăng trưởng. Nhưng nguyên tắc hoạt động của các công ty này lại hoàn toàn khác biệt." Ông nói: "Ưu tiên số 1 của họ đang được tiếp tục. Mối thế hệ giống như 1 người chạy đua trong cuộc đua tiếp sức. Điều quan trọng là tiếp tục chạy qua mỗi lần truyền gậy."
Nhật Bản là một siêu cường kinh doanh lâu đời. Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Quản lý Centennial tại Tokyo, quốc gia này là địa điểm của hơn 33.000 doanh nghiệp với lịch sử hoạt động là ít nhất 100 năm. Hơn 3.100 công ty đã hoạt động ít nhất 2 thế kỷ, trong khi đó khoảng 140 doanh nghiệp tồn tại trong hơn 500 năm.
Hầu hết các doanh nghiệp lâu đời như Ichiwa đều là những doanh nghiệp nhỏ, do gia đình quản lý hoạt động kinh doanh và dịch vụ truyền thống. Để tồn tại trong suốt cả thiên niên kỷ, bà Hasegawa cho biết, một doanh nghiệp không thể chỉ chạy theo lợi nhuận, cần phải có mục đích cao hơn. Ở trường hợp của Ichiwa, đó là một mục tiêu mang hơi hướng tôn giáo, đó là phục vụ những du khách đến ngôi đền thiêng.
Quá trình làm bánh mochi của nhà Hasegawa.
Các giá trị cốt lõi, được gọi là "kakun" (quy tắc của gia đình), đã định hướng cho nhiều quyết định kinh doanh của các công ty qua nhiều thế hệ. Họ chăm sóc nhân viên, hỗ trợ cộng đồng và nỗ lực tạo ra một sản phẩm mang tính tự hào. Đối với Ichiwa, điều đó có nghĩa là làm một việc và thực hiện hiệu quả. Đây là cách tiếp cận kinh doanh rất Nhật Bản.
Công ty này cũng từ chối nhiều cơ hội để mở rộng, ví dụ như gần đây nhất, Uber Eats đã gửi lời mời Ichiwa bán hàng trực tuyến. Ngoài ra, mochi vẫn là món ăn duy nhất trong thực đơn của cửa hàng và lựa chọn đồ uống duy nhất là trà xanh.
Dẫu vậy, Ichiwa vẫn có hướng đi phù hợp với thời kỳ hiện đại. Trước đây, họ dùng nước suối để nấu gạo. Hiện tại, sở y tế địa phương đã cấm sử dụng nước giếng. Ngoài ra, họ cũng sử dụng 1 chiếc máy làm bánh ở trong bếp, giúp đong gạo và tiết kiệm được vài giờ vào mỗi buổi sáng. Sau một thời gian dài, Ichiwa cũng đổi giá cho mỗi đĩa bánh mochi, khi lần gần đây nhất họ làm việc này là khoảng sau Thế chiến II.
Các công ty Nhật Bản tồn tại lâu thường được đánh giá là "không thích rủi ro", một phần là do những đợt khủng hoảng trong quá khứ và họ có lượng tiền mặt dự trữ lớn. Đó cũng là một đặc điểm chung giữa các doanh nghiệp Nhật Bản và là một phần lý do giúp họ không chứng kiến tỷ lệ phá sản trong đại dịch cao như Mỹ.
Ảnh (trái) chụp cụ của bà Naomi đang làm bánh.
Tomohiro Ota – nhà phân tích tại Goldman Sachs, cho biết, ngay cả khi có lợi nhuận, họ cũng không tăng chi tiêu vốn. Các doanh nghiệp lớn đặc biệt giữ khoản dự trữ ở mức đáng kể, để đảm bảo họ có thể trả lương cho nhân viên và đáp ứng các nghĩa vụ tài chính khác trong trường hợp kinh tế suy thoái hoặc khủng hoảng. Ota nói, nhưng ngay cả các doanh nghiệp nhỏ hơn cũng có xu hướng ghi nhận mức nợ thấp và có khoản dự trữ trung bình từ 1-2 tháng.
Các doanh nghiệp gia đình nhỏ tại Nhật Bản thường có cơ sở vật chất riêng và phụ thuộc vào các thành viên trong gia đình để giảm chi phí trả lương, từ đó họ có thể dự trữ tiền mặt. Dẫu vậy, trong thế kỷ qua, sự tồn tại đồng nghĩa với việc họ cần phải tìm kiếm sự cân bằng giữa bảo tồn truyền thống và thích ứng với các điều kiện thị trường nhanh chóng.
Đối với một số gia đình, thích ứng điều kiện mới có nghĩa là họ phải nâng cấp hoạt động kinh doanh cốt lõi. NBK – công ty vật liệu sản xuất khởi nghiệp với ấm đun nước vào năm 1569, hiện đang sản xuất các bộ phận máy móc công nghệ cao. Trong khi đó, Hosoo – nhà sản xuất kimono 322 năm tuổi, phải mở rộng hoạt động sang sản xuất đồ nội thất, thậm chí cả đồ điện tử. Trong khi đó, 1 số doanh nghiệp đã phải đóng cửa vì không tìm được người kế nhiệm
May mắn rằng, Ichiwa lại không phải đối mặt với những lo ngại đó. Đó là bởi, gia đình Hasegawa đình đông người, hoạt động kinh doanh nhỏ và kỹ năng đặc biệt duy nhất để nướng bánh mochi là khả năng làm việc ở môi trường nhiệt độ cao.
Tuy nhiên, bà Hasegawa thừa nhận rằng, đôi khi bà cảm thấy áp lực về lịch sử lâu đời của cửa hàng. Dù công việc kinh doanh không mang lại lợi nhuận lớn, nhưng mọi người trong gia đình đều biết rằng "bất kỳ ai còn sống đều phải tiếp nối truyền thống". Ngoài ra, một lý do khác để hoạt động kinh doanh được tiếp tục đó là gia đình Hasegawa không muốn truyền thống bị mất đi.
Tham khảo New York Times