MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bí quyết thành công từ "bậc thầy sai lầm" của phố Wall

17-05-2016 - 09:11 AM | Tài chính quốc tế

Ray Dalio - người điều hành quỹ đầu cơ lớn nhất thế giới với khối lượng tài sản 15,6 tỷ USD vẫn luôn tự gọi mình là "bậc thầy sai lầm". Có lẽ chính lối suy nghĩ đó chính là chìa khóa dẫn ông tới thành công như hiện nay.

Dalio đã sáng lập Bridgewater Associates từ một căn hộ có hai phòng ngủ vào năm 1975. Hiện nay, ông điều hành 1.500 nhân viên và số tài sản có giá trị ước tính khoảng 150 tỷ USD. Dalio được xếp hạng thứ 9 ở danh sách ‘Những nhà điều hành quỹ đầu cơ có thu nhập cao nhất’ năm 2016 của tờ Forbes với mức thu về ước tính khoảng 500 triệu USD trong năm 2015.

Trong một buổi nói chuyện với Robert Kegan - giáo sư tâm lý học của đại học Havard Mỹ vào tuần vừa qua, Dalio đã chia sẻ quan điểm của ông về những sai lầm, việc học hỏi, sự thành công, hoạt động từ thiện và một số vấn đề khác.

Dưới đây là những chia sẽ về việc học hỏi từ những sai lầm, chìa khóa thành công và văn hóa công ty của Dalio.

Văn hóa bất đồng quan điểm

Dalio đã viết về những ý tưởng của ông trong một bài luận có tên “The Principles,” nó được đăng trên trang web của Bridgewater và theo Giáo sư Kegan, bài luận trên đã đạt 2 triệu lượt tải về.

Dalio mô tả về triết lý điều hành ở công ty rằng, “Liệu chúng ta có thể thẳng thắn với nhau? Liệu chúng ta sẽ vượt qua được? Đó chính là bản chất của vấn đề.” Ông nói tiếp, “Bạn có muốn biết những điểm yếu của bản thân không? Bạn có cảm thấy mất lòng khi nói về chúng không?”

Bất đồng quan điểm là một vấn đề không lạ ở Bridgewater. “Để có thể thành công trên thị trường chứng khoán, bạn cần phải có cách nhìn khác với mọi người, nhưng nguy cơ bạn sai cũng không hề nhỏ, vì thế bạn cần phải tranh luận chúng một cách triệt để.”

Dalio cũng thừa nhận rằng, để tranh luận những quan điểm khác nhau một cách triệt để có thể sẽ dễ dẫn đến sự mất lòng nhau. Theo quan điểm của ông thì, “Mất lòng cộng với sự phản ánh lẫn nhau sẽ thúc đẩy sự tiến bộ.”

Lý giải quan điểm đó, Dalio nói “Sự tranh luận gây mất lòng có thể chỉ ra được đâu là cái sai. Tôi thấy rằng những bài học tuyệt nhất đến từ những kinh nghiệm của những lần tranh cãi.”

Học hỏi từ sai lầm

Dalio thú nhận rằng ông đã mắc rất nhiều sai lầm. “Tôi là bậc thầy tạo ra những sai lầm. Tôi may mắn khi có hai phần ba số sự nghiệp của mình là đúng.”

Khi được hỏi về sai lầm lớn nhất của mình, ông gợi lại ký ức khi xuất hiện trên kênh tin tức Wall Street Week năm 1982, khi ông đưa ra nhận định TTCK đã chạm đáy. Tuy nhiên năm đó Mexico đã phá sản, các nước Mỹ Latinh ngập trong núi nợ và Dalio đã phán đoán sai về thị trường.

“Tôi đã học được rằng mỗi khi tôi tạo ra một sai lầm, tôi đều viết nó ra. Thứ tôi đang tìm là gì, thay vì cứ đưa ra quyết định tạm thời, tôi chọn nghĩ về những chuẩn mực cần có cho những quyết định đó trước khi đề ra. Việc đó giúp ích cho tôi rất nhiều. Cũng giúp cho người khác không ít. Một khi sai lầm khác xuất hiện thì tôi đã có những quy chuẩn cần thiết, bài học kinh nghiệm để đối mặt với nó.”

Về sự thành công

Dalio cho biết, “Thành công đến từ việc biết những thứ bạn chưa biết, chứ không phải từ những thứ bạn đã biết.”

“Không ai có sẵn mọi thứ cần thiết để thành công. Chúng ta cần những người đồng đội.” Và đồng đội được Dalio gọi là thứ “đáng để tin để đưa ra những quyết định lớn.

Ngoài ra, thiền định cũng là một trong những phương pháp thúc đẩy sự thành công của ông. Dalio nói rằng ông đã hoàn thành việc học Thiền từ năm 1969. Ông ấy cho rằng “Nó là một phương pháp để tịnh tâm bản thân. Nó mang lại cho bạn sự bình thản. Việc đó có ý nghĩa rất nhiều đối với tôi.”

Bên cạnh đó, Giáo sư Kegan nói rằng nhiều người gọi Bridgewater là một thứ để tôn sùng. Dalio phản bác lại rằng, “Sự thành công của quỹ đầu cơ của mình hoàn toàn trái ngược với một thứ để sùng bái,”

Ông nói “Đó là việc suy nghĩ độc lập. Hãy nghĩ về nó như một hệ thống luật pháp. Bạn có thể khiến bản thân làm việc thông qua việc bất đồng quan điểm vì nó phô ra những tài năng hay điểm yếu của mọi người. Mọi người có thể tạo ra một con đường riêng để dẫn đến thành công.”

Sự giàu có và việc từ thiện

“Xét về đồng tiền, tôi nghĩ nó là một vòng chu kỳ hoàn chỉnh. Tôi bắt đầu với hai bàn tay trắng, rằng cát bụi sẽ lại trở về với cát bụi, và tôi không nghĩ việc cho những đứa con nhiều tiền là một ý hay. Thứ tốt nhất tôi có thể cho chúng là nghị lực. Chiến đấu sẽ cho bạn sức mạnh.”

Dalio đã ký vào chương trình từ thiện The Giving Pledge của Bill Gates và Warren Buffett, theo đó các tỷ phú cam kết sẽ cống hiến trên 50% gia sản của mình cho hoạt động từ thiện.

“Tôi nghĩ rằng đó [ký cam kết Giving Pledge] là một hình mẫu tốt và tôi cũng ngưỡng mộ hai người họ [Gates và Buffett] rất nhiều”.

Đinh Lộc

Forbes

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên