"Bị sếp gọi làm thêm việc khi đang đi du lịch, tôi ức lắm nhưng vẫn gắng làm tốt nhất có thể": Không có tiền đáng sợ hơn nhiều so với việc làm thêm giờ
Bạn càng đến tuổi trung niên, bạn càng hiểu phần còn lại của cuộc đời bạn sẽ không còn dễ dàng như trước nữa. Bạn sợ không thể hiếu thảo với cha mẹ, sợ các thành viên trong gia đình bị ốm thì không có tiền đưa đi bệnh viện, sợ không thể đóng học phí cho con cái... Điều này thực sự đau khổ.
- 22-04-2020Nghề “hướng dẫn viên du lịch online” giữa mùa dịch của một cô gái người Anh: Thu nhập dù bấp bênh hơn trước nhưng vì đam mê mà bất chấp!
- 04-04-2020Mùa hoa anh đào buồn vì vắng khách du lịch tại Nhật Bản: Người kinh doanh méo mặt "thế này coi như xong", cư dân thích thú trước sự bình yên hiếm có
- 30-03-2020Muôn kiểu "xoay sở" trong dịch bệnh COVID-19: Bán vé máy bay chuyển qua bán bánh bột lọc online, HDV du lịch trở thành “shipper chân chính”
- 19-03-2020Cuộc sống bị đảo lộn ở Mỹ trước sự bùng phát của dịch Covid-19: Các điểm du lịch vắng tanh, người người đi siêu thị tích trữ đồ, hủy bỏ hàng loạt sự kiện lớn
01
Dạo trước, có dòng trạng thái như sau: "Tôi đang đi đu lịch đột nhiên sếp gọi tan ca, sau đó tôi xin nghỉ việc". Đây là một trong những chủ đề hot nhất ở nơi làm việc. Sau một đêm, bài viết thu hút hàng triệu lượt xem, thích, và bình luận
Một cô gái khác đã đăng một status trên mạng xã hội như sau: "Tôi đang tận hưởng kì nghỉ yên bình thì đột nhiên người phụ trách dự án của tôi gọi điện và bảo rằng anh ta sẽ chọn ra hai ngày làm việc trực tiếp cùng tôi và thật không may, hai ngày này lại rơi vào ngày thứ 7,8 của kì nghỉ. Nhưng tôi thú thật với anh quản lý rằng hiện tại tôi đang đi du lịch, lãnh đạo gằn giọng rằng công ty quan trọng hay kì nghỉ quan trọng. Nếu tôi chọn kì nghỉ thì tôi chuẩn bị tinh thần nộp đơn xin nghỉ là vừa. Thế là, tôi đành kết thúc kì nghỉ của mình sớm hơn dự định."
Ngay lập tức đã gây ra một cuộc thảo luận sôi nổi giữa các cư dân mạng và đại đa số cư dân mạng đều khuyên cô gái nghỉ việc. Họ cho rằng nếu người lãnh đạo muốn nhân viên làm thêm giờ, thì lãnh đạo nên thông báo trước một thời gian mới phải. Có thể thấy rằng sự cố này hoặc thực tế của lãnh đạo công ty này đã thực sự làm dấy lên sự phẫn nộ chung.
Tất nhiên, một số cư dân mạng không nhận ra điều đó và xúi cô gái nghỉ việc ngay lập tức, điều này hơi quá bốc đồng. Bạn đã nghĩ về hậu quả của lần nghỉ việc này chưa?
Cư dân mạng nói đùa rằng những người trẻ tuổi bây giờ làm việc như đang yêu và sẵn sàng chia tay nếu họ đau khổ. Tôi tin rằng nhiều người trẻ tuổi đã trải qua điều này. Trong một số công ty, nhân viên cày như trâu, học khá nhiều kĩ năng mới để phục vụ công việc. Cuối cùng, tiền lương không đủ để trả tiền thuê nhà. Một lần, bạn quyết tâm "chơi lớn" đặt vé đi nghỉ mát nhưng vừa đặt xong thì sếp gọi và bảo có dự án mới. Cứ như vậy, mở mắt ra tôi chỉ biết có hai chữ công việc và chẳng thiết quan tâm đến mình thích gì, cần gì và muốn gì. Trong cuộc sống này, tôi đã hoàn toàn đánh mất chính mình.
Vì làm thêm giờ, có người đã không gặp cha mẹ trong hai năm rưỡi. Cô ấy, vì làm thêm giờ đến nỗi không thể về lo hậu sự cho người bà yêu thương cô ấy. Anh ấy vì mải quay cuồng trong công việc nên giờ đã chia tay bạn gái đã quen được 7 năm. Cậu ấy, vì làm quá giờ, đã không tham dự đám cưới của người bạn thân nhất của mình và kể từ đó, họ không còn liên lạc với nhau nữa. Họ có thể nghỉ việc nhưng không kiếm được ra tiền. Nên họ chấp nhận nghe lời sếp tăng ca.
02
Nỗi lo lắng của thế hệ 8X: "Tôi có thể nghỉ việc nhưng không làm được vì cha mẹ tôi còn cần có tôi nuôi dưỡng".
Có một bài báo như sau: Một người họ Tạ làm việc bốc dỡ hàng hóa toàn thời gian tại một công ty hậu cần ở Tế Nam, Sơn Đông. Anh ta vác 7 tấn hàng hóa vận chuyển mỗi ngày nhưng tiền công mỗi tháng anh nhận chỉ có 5-6 triệu đồng. Anh nhấn mạnh anh làm nghề đã 13 năm và mức lương cũng chỉ cỡ đó hoặc hơn tí.
Vì muốn cho gia đình một cuộc sống tốt hơn, anh phải bục mặt kiếm tiền bất kể ngày hay đêm. Vì thương con dâu và con gái, anh ta không bao giờ để họ đến công trường mà đích thân đi bốc dỡ hàng.
Nhiều người bạn đã thuyết phục anh từ bỏ công việc vì họ cảm thấy cơ cực quá nhưng anh nói: "Công việc khá ổn định, con gái sắp vào lớp 1, tôi phải vật lộn thêm 5 năm nữa, tiết kiệm đủ tiền mua nhà nho nhỏ rồi mới đón bố mẹ lên đề phụng dưỡng họ tuổi xế chiều."
Anh không dám nghỉ việc vì sợ con đói, thất học và cha mẹ không ai lo.
Bạn càng đến tuổi trung niên, bạn càng hiểu: phần còn lại của cuộc đời bạn sẽ không còn dễ dàng như trước nữa. Bạn sợ già, không thể hiếu thảo với cha mẹ, sợ các thành viên trong gia đình bị ốm thì không có tiền đưa đi bệnh viện, sợ không thể đóng học phí cho con cái...
Điều này thực sự đau khổ.
Câu nói cửa miệng của người đi làm: "Tôi sẽ làm việc thật tốt" là một câu nói xã giao. Khi những người trung niên gặp phải sự yêu cầu làm thêm việc của công ty, bề ngoài họ vui vẻ và hứa sẽ làm việc tốt nhưng sau đó có ai biết rằng họ chỉ có thể khóc thầm trong nhà vệ sinh, hay khóa chặt cửa nhà và khóc to thành tiếng.
Trên thực tế, dưới áp lực kinh tế nặng nề thì nhiều người đã bỏ qua sở thích cá nhân, sức khỏe, thời gian riêng tư để bán mạng kiếm tiền, thậm chí là kiếm thêm việc ngoài giờ chỉ mong kiếm thêm chút tiền để người thân sống thoải mái hơn.
Thế hệ 8X là một thế hệ nếu bảo bạn nghèo thì không phải. Bạn có thể mua bất cứ thứ gì bạn muốn nhưng lại không dám mua, vì bạn nghĩ rằng con mình sắp đến tuổi đi học và cha mẹ bạn có thể đi gặp bác sĩ bất kể lúc nào. Nói về việc giàu có, thì thế hệ này cũng chưa hẳn gọi là giàu. Mặc dù vẫn còn xa "tuổi trung niên", nhưng nỗi buồn và lo lắng chuyện cơm, áo, gạo, tiền còn hơn cả hạnh phúc của chính mình.
"Tôi không dám nghỉ việc vì tôi sợ không có việc làm tốt. Tôi phải trả nợ cho ngân hàng nếu tôi không có thu nhập, ngân hàng sẽ phát mãi nhà tôi mất. Chưa kể con cái về nhà khoe bạn nó học mĩ thuật, hát, nhảy, học ngoại ngữ… Chúng nó luôn ca thán cha mẹ người khác và tủi thân vì cha mẹ mình không đủ điều kiện như họ. Điều đó khiến tôi luôn cảm thấy rằng mình thua kém người khác." Nghĩ như vậy nên ai cũng bạt mạng kiếm tiền nhưng không dám xài một cắc nào.
Trên thực tế, nếu bạn nộp đơn xin nghỉ việc mà không suy nghĩ thấu đáo, bạn sẽ có thể phải trả giá cho hành động bộp chộp này.
Có một bài phát biểu cảm nghĩ sau khi xin nghỉ như sau:
"Tôi đã nghỉ việc cách đây vài năm. Sau tết, ai cũng tất tả đi làm còn tôi bị từ chối phỏng vấn do không có công ty nào tuyển người sau tết cả. Tôi tắt đồng hồ báo thức phiền phức, ngủ điên cuồng và cảm thấy như thế là hạnh phúc quá.
Sau một tháng xin nghỉ, tôi bồi hồi nhớ về khoảng thời gian đi du lịch khi còn đi làm. Giờ đây, không có việc làm, khi nhìn vào vé du lịch đi châu Âu, tôi thấy giá "chát" quá. Tiền trong ví là không đủ, tôi miễn cưỡng đi những địa điểm gần nhà.
Sau hai tháng nghỉ việc, tôi bắt đầu cảm thấy lo lắng trong lòng và tôi không biết đời mình sẽ đi về đâu. Mỗi ngày, tôi tải hàng tá ứng dụng tuyển dụng và gửi nhiều hồ sơ đến các công ty lớn nhỏ. Mặc dù tôi đã nhận được một vài cuộc phỏng vấn, nhưng đó không phải là điều tôi muốn. Thấy tiền trong tài khoản ngày càng ít đi, tiền tôi mượn bạn bè ngày một nhiều. Thật khó tin nhưng đó là sự thật".
Nhân sự chuyên nghiệp cho biết: Theo mức độ khốc liệt của ngành công nghiệp hiện tại, nếu bạn nghỉ việc và không tìm được việc làm trong vòng ba tháng, nhà tuyển dụng sẽ nghi ngờ khả năng của bạn. Nếu bạn không xin được việc trong bảy tháng, về cơ bản bạn có thể không phù hợp trong ngành này.
Không có nền tảng gia đình xuất sắc và khả năng phi thường, đừng cố tình nghỉ việc mà không suy nghĩ cẩn trọng. Thay vì suy nghĩ khi nào nghỉ việc là tốt, điều quan trọng hơn là suy nghĩ về cách giải quyết các vấn đề hiện tại và tích lũy kinh nghiệm phục vụ cho công việc hiện tại của bạn.
03
Lãnh đạo nào dùng quyền lực của mình ép người khác làm thêm việc thì chẳng mang lại hiệu quả
"Có một loại "quyền lực" tại nơi làm việc được gọi là sự tôn trọng và việc không học cách tôn trọng nhân viên hoặc cấp dưới khiến cho việc quản lý trở nên kém hiệu quả."
Mặc dù có nhiều người cảm thấy rằng sự cam chịu của cô gái ở ví dụ đầu bài hơi quá sức chịu đựng và khuyên cô xin nghỉ việc nhưng vấn đề là liệu cô có hạnh phúc khi quyết định xin nghỉ hay không . Theo quan điểm của những người trẻ tuổi hiện đang theo đuổi tự do, việc thiếu sự tôn trọng nhân viên và chủ nghĩa "công ty lớn hơn cá nhân" sẽ khiến việc quản lý kém hiệu quả và nhân tài sẽ lần lượt "dứt áo ra đi".
Trong môi trường công ty, nhân viên thường dễ bị thiệt thòi. Ngay cả khi đã có "Luật lao động", lợi ích của nhân viên luôn bị một số ông chủ bóc lột. Nói tóm lại, điều này đã trở thành một "quy tắc ngầm" trong nội bộ công ty.
Công ty và nhân viên thỏa thuận trao đổi sức lao động là nhờ hợp đồng. Kỳ nghỉ cũng là một điều khoản nên có trong hợp đồng. Ngay cả trong những trường hợp khẩn cấp đặc biệt, một số điều khoản trong hợp đồng nhất định cần được thực hiện linh hoạt, nhưng các khái niệm về trách nhiệm và nghĩa vụ phải rõ ràng.
Nếu ông chủ trực diện, buộc nhân viên chấm dứt kỳ nghỉ với danh nghĩa "công ty lớn hơn cá nhân" và ngay lập tức quay lại công ty để làm thêm giờ, đó thực sự là phá hủy hợp đồng giữa công ty và nhân viên. Đối với cô gái, từ bỏ xông việc trong sự tức giận là một thách thức đối với phương pháp quản lý đơn giản và thô thiển này.
Nếu chúng ta thay đổi nó theo một cách khác: khi lãnh đạo công ty yêu cầu nhân viên "cứu nguy" cho công ty, họ có thể hạ thấp tư thế và hứa sẽ thưởng thêm để nhân viên cảm thấy được tôn trọng hơn là bị tước quyền.
Nhân viên luôn thích nói: "Không có công lao cũng có khổ lao" còn ông chủ luôn thích nói: "Không có công ty, bạn chẳng là gì cả". Các tương tác phải được phản ánh trên cơ sở tình cảm và tôn trọng lẫn nhau. Nhưng trên thực tế, các tương tác này biến thành giao dịch, cân nhắc và lựa chọn nhau. Nếu không như ý thì hai bên sẽ kết thúc hợp tác.
Nhiều công ty đã giới thiệu các phương pháp quản lý kiểu "căn hộ" và đó là một nghệ thuật để hướng dẫn cách quản lý những người trẻ tuổi. Nhận thức được trái tim con người, hiểu bản chất con người và nắm vững các kỹ năng quản lý cơ bản, không phải lúc nào cũng xử lý đơn giản và thô bạo.
Chúng ta thường nói rằng một người sếp có vẻ "ngớ ngẩn" là người thông minh nhất. Ví dụ, anh ta sẽ nhìn vào những lợi thế và điểm mạnh của mọi người khi dụng người và cung cấp một nền tảng đề nhân viên thể hiện lợi thế và điểm mạnh của mình và sẵn sàng tha thứ cho những lỗi nhỏ có thể sửa chữa của nhân viên. Anh ta sẽ đối xử với nhân tài của công ty một cách nhẹ nhàng và trả lương đúng hạn. Anh ta sẽ muốn mọi người xung quanh mình giỏi hơn và thông minh hơn mình chứ không phải trù dập nhân tài như một số công ty nào đó. Người trưởng thành nên biết tôn trọng cảm xúc của người khác. Bạn có thể tự tin nhưng đứng quá kiêu ngạo. Nếu làm được như thế thì cả nhân viên và sếp mới có thể hợp tác lâu dài.
Báo Dân sinh