Bí thư Hà Nội lý giải nguyên nhân 'đóng trước, mở sau' các hoạt động kinh tế - xã hội của thủ đô
Ngày 21/10/2021, thảo luận tại tổ Hà Nội về tình hình kinh tế - xã hội và công tác phòng, chống dịch Covid-19, đại biểu Quốc hội, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã chia sẻ về công tác chống dịch của thành phố thời gian qua.
- 21-10-2021Đằng sau việc Việt Nam là 'chủ nợ' thứ 30 của Mỹ
- 21-10-2021"Đại bàng" FDI như Foxconn, Intel, Apple muốn mở rộng sản xuất tại Việt Nam
- 21-10-2021Nghị quyết miễn, giảm thuế cho người dân và doanh nghiệp chính thức được ban hành
- 21-10-2021Đặt mục tiêu tiếp tục nhập khẩu và sản xuất vaccine trong nước sang năm 2022 và các năm tiếp theo
Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội: "Hà Nội khác các tỉnh khác, nên cần đặt trong tình trạng như thế. Ngay từ những ngày đầu, chúng tôi đã chuẩn bị cả phương án cao. Khu cách ly lúc đầu là 20.000 chỗ, hiện nay là 118.000 chỗ. Khu điều trị F0 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ từ chỗ không có giường nào, bây giờ đã có 20.000 giường, kích hoạt lên 30.000. Phương châm Hà Nội những ngày đầu là không để F0 và F1 tại nhà".
Nhấn mạnh Hà Nội bao giờ cũng chuẩn bị phương án cao, ông Đinh Tiến Dũng khẳng định: "Có đóng trước hay mở sau một tý cũng không sao, vì phương châm là phải bảo vệ bằng được thủ đô".
Ông Đinh Tiến Dũng lưu ý: "Đứng trong cuộc mới thấy trách nhiệm khi phải lo những việc như thế, đưa ra quyết định như vậy. Chống dịch vừa làm vừa rút kinh nghiệm, nên những việc chưa đúng thì mình điều chỉnh".
Kết quả trước mắt, theo ông Đinh Tiến Dũng, Hà Nội đã kiểm soát được dịch với phương châm khoanh vùng hẹp, truy vết nhanh, xét nghiệm rộng. Ví dụ, ngay khi ổ dịch ở phường Thanh Xuân Trung bùng phát, thành phố chủ trương chỉ phong tỏa ngõ liên quan.
Bí thư Hà Nội nhận định: "Nếu phong tỏa cả phường, cả quận thì càng gay go, có khi vỡ trận".
Bàn về việc triển khai Nghị quyết 128 của Chính phủ về thích ứng an toàn với dịch bệnh, theo Bí thư Hà Nội, lãnh đạo thành phố họp cả ngày để bàn.
Bí thư Thành ủy Hà Nội nhìn nhận có hai nỗi lo, một bên lo bảo vệ thủ đô khỏi dịch bệnh, một bên lo thúc đẩy kinh tế.
Nhắc đến một trong những điều kiện đầu tiên là phải đạt độ bao phủ vaccine, ông Đinh Tiến Dũng cho biết, Hà Nội đã tiêm cho 98% người từ 18 tuổi trở lên, còn 2% (khoảng 120.000) người cao tuổi có bệnh nền nặng không tiêm được.