Bí thuật nhìn thấu bản chất, thu phục nhân tâm của Gia Cát Lượng: Thấy rõ phượng hoàng giữa bầy gà, khổng tước trong bầy quạ
Bản chất con người thường khó đoán. Song trải qua hàng ngàn năm, cách nhìn người của Gia Cát Lượng vẫn khiến hậu thế nể phục vì độ chính xác.
- 10-03-2023Giúp việc cho giới siêu giàu, tôi nhận ra bài học về cách sống khôn ngoan của người có tiền: Hoá ra đó là lý do khiến họ đã giàu lại càng giàu hơn
- 09-03-202338 tuổi bị sa thải, nộp 100 hồ sơ xin việc nhưng không thành, tôi nhận ra: Không có công việc ổn định, chỉ có năng lực mới giúp bạn đứng vững
- 08-03-2023Từ nợ nần, người đàn ông đạt tự do tài chính ở tuổi 37 với 47 tỷ đồng: Nhàm chán với cuộc sống về hưu sớm, quyết đi làm, kiếm về 2 tỷ đồng/tuần
Gia Cát Lượng thời Tam Quốc được người đời xưng tụng là trí giả xuất sắc bậc nhất trong lịch sử cổ đại Trung Quốc. Không chỉ tài trí hơn người, ông còn sở hữu phương pháp nhìn người và dùng người độc đáo.
Trong cuốn "Tri nhân", mưu sĩ nổi tiếng thời Tam Quốc đã để lại một số cách nhìn người của mình.
"Một là hỏi đúng sai để xem xét chí hướng của đối thủ. Hai là đặt câu hỏi để xem xét khả năng ứng biến của đối phương. Ba là dùng mưu kế để đánh giá kiến thức của đối phương. Bốn là đặt tình huống nguy khốn để xem dũng khí của đối phương. Năm là dùng công danh lợi lộc để xem sự liêm chính. Sáu là giao việc cho đối phương để xem chữ tín của họ".
Những tiêu chí nhìn người của Ngọa Long tiên sinh được xuất phát từ 6 phương diện: "Chí - biến - thức - dũng - liêm - tín" để có thể đưa ra đánh giá toàn diện nhất về đối phương.
1. Hỏi đúng - sai để xem xét chí hướng của đối phương
Để đánh giá phẩm chất của một người, trước tiên bạn phải xem nhận định của anh ta về các vấn đề đúng - sai. Từ đây bạn có thể biết được cách nhìn nhận và chí hướng của họ.
Người không thể phân định được đúng sai thường dễ bị lung lay bởi nhiều yếu tố tác động từ bên ngoài. Anh ta thường có xu hướng "gió chiều nào theo chiều đó", làm ảnh hưởng đến lợi ích của cả tập thể.
Kiểu người này không có khái niệm đúng sai và sự vững vàng trong nội tâm, quen với việc bị điều khiển. Hậu quả chính là tự đánh mất giá trị của bản thân, khó làm nên việc lớn. Vì vậy, bạn không nên giao phó trọng trách cho những người như này.
Chỉ người có chí hướng cao, lập trường vững vàng, tấm lòng rộng lượng mới là người có thể cộng tác.
Ảnh: Internet
2. Đặt câu hỏi là xem xét cách ứng biến của đối phương
Thử hỏi đối phương những vấn đề hóc búa, bạn sẽ nhìn ra được khả năng phân tích và giải quyết vấn đề của họ.Gia Cát Lượng tin rằng những người có khả năng lập luận và ứng biến nhanh, nhất định là người có đầu óc linh hoạt và tư duy nhạy bén.
Phương pháp này có thể áp dụng trong môi trường công sở để phán đoán năng lực của mỗi nhân viên. Người không thể giải quyết được các câu hỏi hóc búa thường thiếu sót năng lực giải quyết vấn đề, không thể đưa ra phán đoán và quyết sách tốt nhất.
3. Dùng mưu kế để đánh giá kiến thức của đối phương
Phương thức này có thể áp dụng trong mọi tình huống. Ví dụ một vị quan nếu không có mưu lược, gặp phải tình huống xấu ắt chỉ có thể bó tay chịu trói. Khi ấy dù cho người này có lòng tốt, muốn cống hiến vì nước vì dân thì vẫn chỉ bất lực tòng tâm, làm ảnh hưởng đến đại cục.
Vì thế cách một người giải quyết vấn đề phát sinh có thể nói lên trình độ năng lực và kiến thức của họ. Khi không có năng lực thì dù có muốn giúp người khác bớt lo lắng nhưng thiếu năng lực nên không thể làm được gì. Vì thế kiến thức là một yếu tố quan trọng để một cá nhân có thể làm nên đại sự.
4. Dùng rắc rối để xem dũng khí của đối phương
"Lửa thử vàng, gian nan thử sức", khó khăn chính là "ngọn lửa" tốt nhất để thử thách dũng khí của đối phương. Để nhìn nhận phẩm chất một người hãy thử để họ giải quyết những chuyện khó với độ rủi ro cao. Một người thiếu dũng khí thì ngay cả bản thân họ cũng khó có thể lo toan được, huống chi nói đến việc phải bảo vệ và chăm sóc cho người thân.
Ảnh: Internet
Trong lúc bình yên ai cũng tỏ ra nghĩa khí, dũng cảm. Song chỉ khi nguy khốn thực sự, bản chất của con người mới được bộc lộ. Kẻ dũng sẽ luôn vững vàng khi đối mặt với sự phản đối, xấu hổ, bê bối... Họ có thể kiểm soát được bản thân, không bỏ cuộc trước những nỗi sợ hãi, đau đớn và áp lực cao.
5. Dùng lợi lộc để xem xét sự liêm chính
Lợi ích vốn là thứ mà ai cũng yêu thích. Quan sát thái độ của một người khi đứng trước những lợi ích ắt sẽ nhìn ra phẩm hạnh của họ. Trước cơ hội có được một món lợi lớn, liệu anh ta có ý định chia sẻ lợi ích với người khác hay muốn lấy tất cả cho bản thân? Anh ta tự cao hay khiêm tốn về thành tựu đã đạt được?
Người thanh liêm có lòng tự trọng cao, họ biết người biết ta, làm việc công tư phân minh, cẩn trọng. Ngược lại, với một số người để "đám mây" danh lợi che mờ lý trí, bất chấp mọi điều để đạt được lợi ích cá nhân bạn cần cẩn thận trong các giao dịch với họ.
6. Giao việc cho đối phương để xem chữ tín của họ
Chữ tín là một trong những cái gốc của việc làm người. Rất dễ để tuyên bố sự đáng tin cậy của một người, nhưng không hề dễ để chứng minh điều đó. Để kiểm tra "chữ tín" của một người, hãy giao cho anh ta một công việc với thời gian hoàn thành tự chọn.
Đồng thời hãy quan sát cách anh ta thực hiện nó. Kết quả và thời gian anh ta hoàn thiện nhiệm vụ sẽ nói lên mức độ đáng tin của con người này. Song nếu anh ta không thành công, thì cũng nên lưu ý các tình huống liên quan để có thể đánh giá một cách sâu sắc.
Sự hiểu biết và đánh giá đúng đắn về con người sẽ bảo vệ bạn khỏi những tổn hại và cư xử hài hòa hơn trong các mối quan hệ. Nếu là lãnh đạo, nó sẽ giúp bạn nhìn người, dùng người đúng đắn.
Thể thao & Văn hoá