Bị tòa án triệu tập vì không vay tiền vẫn nợ hơn 300 triệu đồng, người đàn ông đưa ra 2 chi tiết giúp "lật ngược tình thế", tự giải cứu chính mình
Bị ngân hàng kiện vì nợ 100.000 NDT (hơn 300 triệu đồng) trong thẻ tín dụng, người đàn ông "tự cứu" nguy bằng cách hay.
- 23-09-2023"Bé gái 14 tuổi nấu cho mẹ bữa cơm lại bị mắng": Bóc trần cách giáo dục khiến con cái gần như "ngạt thở"
- 23-09-20234 kiểu gia đình dễ khiến con cái bất hạnh, cha mẹ hãy tự soi xét và sửa đổi lại mình
- 22-09-2023Những thực phẩm đại kỵ với mật ong, tránh ăn chung kẻo ngộ độc chết người
Theo trang China Voice, mới đây Tòa án Nhân dân trung cấp thứ 2 Bắc Kinh đã công bố báo cáo đặc biệt về các vụ tranh chấp liên quan đến lĩnh vực tiêu dùng những năm gần đây, trong đó vụ việc về người đàn ông bỗng dưng gánh món nợ 100.000 NDT (hơn 332 triệu đồng) dù không sở hữu thẻ tín dụng đã trở thành tâm điểm.
Món nợ từ trên trời rơi xuống
Thẻ tín dụng là một loại thẻ ngân hàng cho phép khách hàng sử dụng, thanh toán số tiền trong hạn mức nhất định dù không có số dư trong thẻ. Nói cách khác, loại thẻ này có thể giúp chủ thẻ mua hàng trước rồi thanh toán tiền sau. Nhờ đặc điểm này nên thẻ tín dụng đang ngày càng trở nên phổ biến, được nhiều người lựa chọn, thậm chí còn sở hữu nhiều loại thẻ tín dụng cùng một lúc.
Tuy nhiên, ông Hồng (ở Bắc Kinh, Trung Quốc) lại gặp phải trường hợp “khó đỡ” khi không dùng thẻ tín dụng mà lại bị ngân hàng kiện vì nợ hơn 100.000 NDT trong loại thẻ này. Vụ việc xảy ra năm 2017 do Tòa án Dân sự số 3 Bắc Kinh phụ trách.
Bấy giờ, ông Hồng bị ngân hàng đệ đơn kiện vì khoản nợ trong thẻ tín dụng. Tính đến ngày 28/6/2018, tổng số nợ lên đến 100.000 NDT. Đơn kiện yêu cầu ông Hồng phải trả đủ cả gốc lẫn lãi cũng như phí trả chậm tương ứng.
Theo đó, tòa án ủng hộ yêu cầu bồi thường của phía ngân hàng nên ông Hồng đã kháng cáo lên Tòa án Nhân dân thứ 2 Bắc Kinh với lý do bản thân không xin cấp, sở hữu hay sử dụng bất cứ thẻ tín dụng nào. Ông Hồng cũng chỉ ra 2 chi tiết để chứng minh bản thân vô tội trong vụ việc này.
Theo ông Hồng, chữ ký trong các đơn đăng ký hay vay nợ ngân hàng không phải của ông. Ngoài ra, hồ sơ các cuộc gọi cũng được người đàn ông này đệ trình để chứng minh bản thân không dùng số điện thoại của mình để mở thẻ hay sử dụng thẻ. Cuối cùng, sau khi xét xử sơ thẩm lần 2, phía ngân hàng thừa nhận việc thẻ được sử dụng dưới tên giả và rút đơn khởi tố ông Hồng. Nhờ sự khôn khéo và tỉnh táo của mình, người đàn ông này đã tự cứu nguy cho bản thân mình thành công.
Làm thế nào để tránh bị đăng ký thẻ dưới tên mình?
Sau khi vụ kiện khép lại, thẩm phán Tôn Triệu Huy chia sẻ với phóng viên của China Voice: " Các ngân hàng phải xem xét kỹ hơn danh tính của khách hàng khi xét duyệt đăng ký thẻ. Chủ thẻ phải khai đúng thông tin cá nhân như số CCCD, số điện thoại di động... ".
Mặc dù toàn là những đầu mục cơ bản nhưng không phải nhân viên ngân hàng nào cũng luôn kỹ tính để hạn chế sai sót hoặc thực hiện đúng. Điều này sẽ tiềm ẩn những nguy cơ xảy ra tranh chấp và ảnh hưởng tới quyền lợi của khách hàng. Bên cạnh đó, nhân viên kinh doanh cũng nên trao đổi sát sao với khách hàng chứ không nên chăm chăm “chạy số”, làm cho xong việc của mình.
Ông Trần Hồng - Phó phòng dân sự số 3 thuộc Tòa án Nhân dân trung cấp thứ 2 Bắc Kinh nhận định: “ Khi quảng cáo thẻ, dường như các nhân viên chỉ tập trung vào kinh doanh mà không tương tác với khách hàng. Tôi nghĩ họ có nghĩa vụ phải giải thích cặn kẽ, đặc biệt là về khoản miễn trừ hay các điều khoản quan trọng một cách rõ ràng, chính xác ”.
Trong vài trường hợp, chủ sở hữu cho bạn bè, người thân mượn thẻ tín dụng và nghĩ rằng số tiền người khác nợ không liên quan tới mình. Họ thậm chí còn chủ quan đến mức không thông báo cho ngân hàng sau khi thay đổi số liên lạc và địa chỉ email đã đăng ký. Đến khi ôm nợ tiền lãi và thấu chi thẻ tín dụng thì từ chối tham gia tố tụng mà không có lý do chính đáng.
Vậy nên nếu từng sử dụng thẻ, chủ thẻ nên thường xuyên liên hệ với ngân hàng để kiểm tra và đề phòng bị thấu chi ngoài ý muốn. Bởi một khi rơi phải trường hợp như vậy, nếu không trả được nợ thì có thể bị quy tội chiếm đoạt tài sản trái pháp luật, thậm chí số tiền lớn thì cấu thành tội hình sự, tội phạm gian lận thẻ tín dụng.
Thẻ tín dụng như con dao 2 lưỡi cứu nguy chúng ta trong những lúc cấp bách thì cũng có thể mang họa đến. Vậy nên nếu thực sự không cần thiết, đừng dây vào và đừng tùy tiện để lộ thông tin cá nhân của mình cho người khác.
(Theo Toutiao)
Nhịp sống thị trường