BIDV, Vietinbank, Vietcombank sẽ giúp ngân sách thu về thêm gần 6.000 tỷ đồng
Mới đây, Bộ Tài chính yêu cầu các ngân hàng trả cổ tức tiền mặt. Với vai trò cổ đông lớn nhất và cổ đông chi phối thu về thêm ít nhất khoảng 6.000 tỷ đồng từ cổ tức của 3 ngân hàng BIDV, Vietinbank, Vietcombank.
- 03-05-2017BIDV báo lãi trước thuế 2.277 tỷ đồng trong quý I, tăng 9,6% so với cùng kỳ
- 01-05-2017VietinBank: Lãi sau thuế quý I đạt 2.039 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ
"BIDV chưa nhận được văn bản yêu cầu của Bộ Tài chính vì đó là cổ đông lớn nhất. Nếu nhận được yêu cầu thì BIDV sẽ chia cổ tức 7% tiền mặt trong quý 2", ông Phan Đức Tú, TGĐ ngân hàng TPCP Đầu tư Việt Nam trả lời cổ đông về việc trả cổ tức bằng tiền mặt thay vì cổ phiếu trong đại hội cổ đông diễn ra ngày 22/4 mới đây. Bất ngờ hơn đến cuối đại hội, vị tổng giám đốc công bố ngay văn bản của Bộ Tài chính yêu cầu các ngân hàng trả cổ tức tiền mặt.
Trước đại hội cổ đông của BIDV, Vietinbank đã quyết định mức cổ tức tiền mặt là 7%. Với Vietcombank, tỷ lệ chia trả của các năm trước là 10-12%.
Năm 2016, hai trong số 3 ngân hàng này cũng mong muốn chia cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn điều lệ thay vì trả cổ tức bằng tiền mặt.
Cảnh ngóng cổ tức không chỉ riêng với những ngân hàng lớn như BIDV mà là chuyện của toàn ngành. Trong buổi hội nghi gặp gỡ với các ngân hàng đầu năm nay, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng đã nhấn mạnh trách nhiệm hàng đầu của các ngân hàng là xử lý nợ xấu, ngân sách nhà nước sẽ không dành cho việc này.
Để xử lý nợ xấu nguồn lực của ngân hàng đến từ lợi nhuận và dùng để trích lập dự phòng. Việc chia cổ tức được xếp sau nhiệm vụ cấp bách này.
Nên không ngạc nhiên khi các ngân hàng đều mạnh tay dùng trích lập dự phòng như Eximbank dành tới 70% lợi nhuận năm 2016. Cụ thể là lợi nhuận trước khi trích lập là 1.479 tỷ đồng thì Eximbank dành tới hơn 1.000 tỷ đồng kết quả là lợi nhuận trước thuế còn 390 tỷ đồng. Hoặc như Sacombank cũng dành tới 700 tỷ đồng, tương đương 57% lợi nhuận trước khi trích lập để trích lập dự phòng.
Với khối ngân hàng Top 1 như BIDV, Vietcombank, Vietinbank tỷ lệ thấp hơn với mức 40-55% nhưng xét số tuyệt đối khá lớn. Năm 2016, BIDV đạt lợi nhuận trước dụ phòng 17.009 tỷ đồng, sau khi trích lập 9.274 tỷ đồng (tương đương 55%) thì lợi nhuận trước thuế còn lại 7.735 tỷ đồng.
Một ngân hàng lớn khác là Vietcombank cũng dành tới 43% trong số 14.927 tỷ đồng lợi nhuận trước trích lập cho việc xử lý nợ xấu.
Một lý do khác khiến các ngân hàng không thích trả cổ tức tiền mặt bởi áp lực tăng vốn điều lệ, nâng cao chỉ số an toàn hoạt động theo các thông lệ quốc tế như chuẩn Basel II.
Trí thức trẻ