Biển đóng băng sớm bất thường, tàu hàng, tàu dầu mắc kẹt chờ giải cứu
Moscow đã điều 2 tàu phá băng để giải phóng các con tàu, bao gồm 2 tàu chở dầu và tàu chở hàng, khỏi vùng biển đóng băng gần Bắc Cực.
- 10-10-2021Thực trạng tàn khốc của ngành vận tải biển: Thuỷ thủ đoàn mắc kẹt ngoài khơi suốt nhiều tháng, chủ tàu "mất tích" và nợ lương cả năm trời
- 06-10-2021Máy bay mắc kẹt dưới... gầm cầu, người dân thích thú với cảnh tượng hiếm thấy trong đời
- 30-09-2021Mắc kẹt trên biển suốt 18 tháng, hàng trăm nghìn thuyền viên đồng loạt nghỉ việc, hệ thống chuỗi cung ứng toàn cầu trên bờ vực sụp đổ
- 09-09-2021'Mắc kẹt' trong cuộc chiến ở Singapore, công ty mẹ Shopee tìm cách 'bành trướng' ở thị trường khác ngoài Đông Nam Á
- 01-09-2021Chiếc container "số nhọ" mắc kẹt ở Thượng Hải hơn 6 tháng và cuộc khủng hoảng đứt gãy đang bao trùm mọi ngóc ngách của chuỗi cung ứng
Một đợt đóng băng sớm và bất ngờ đã khiến ít nhất 18 tàu chở hàng mắc kẹt ở vùng biển Bắc Cực ngoài khơi nước Nga. Băng dày 30cm đã được hình thành trên hầu hết biển Laptev và biển Đông Siberia. Trong nhiều năm qua, thời tiết ấm do biến đổi khí hậu đã cho phép tàu thuyền đi qua khu vực này trong hầu hết tháng 11 mà không gặp bất cứ sự cố gì.
Đợt đóng băng này đã khiến nhiều tàu vận tải "lỡ hẹn" với đích đến khi chúng có thể phải chờ tới nhiều ngày để tàu phá băng tới nơi. Tuy nhiên, các công ty vận tải đổ lỗi cho việc dự báo không chính xác dẫn tới việc họ mắc kẹt.
Viktor Gil, thuyền trưởng của tàu Mikhail Somov, một trong những con tàu mắc cạn dọc tuyến hải trình, mô tả tình hình là "thảm khốc". Tuy nhiên, ít nhất thì thủy thủ đoàn vẫn có đủ lương thực cho tới khi tàu phá băng tiếp cận họ, dự kiến trong 1 tuần tới.
Hạm đội tàu phá băng hạt nhân của Nga đã được điều động tới giải cứu những chiếc tàu mắc cạn. Tuy nhiên, Moscow dường như sẽ không tránh được ảnh hưởng. Điện Kremlin từng đầu tư nhiều tiền vào tuyến đường biển phía bắc đất nước. Biến đổi khí hậu đã mở ra tuyến đường biển rút ngắn khoảng cách từ châu Âu tới châu Á.
Tuyến đường biển dài hàng nghìn dặm dọc bở biển Bắc Cực của Nga có thể cắt ngắn gần 14 ngày trong hành trình từ Hamburg, Đức tới Tokyo so với đi qua kênh đào Suez, Ai Cập.