Biến động trong nguồn cung của Nga đang đè nặng lên thị trường nhôm thế giới
Trong khi nhiều quốc gia châu Âu đang tích cực 'tẩy chay', dòng chảy kim loại Nga lại đang chuyển hướng sang châu Á, đặc biệt là Trung Quốc.
- 25-09-2022Một chiếc Tesla đời 2014 đã đi vượt mốc 1 triệu dặm, nhưng 1 linh kiện phải thay 8 lần
- 25-09-2022Dự trữ dầu của Mỹ thấp kỷ lục trong gần 40 năm
- 25-09-2022Châu Âu 'khát' điện, châu Á, Phi thiếu thức ăn - hoá ra nguyên nhân đến từ tình trạng khan hiếm loại tài nguyên tưởng như miễn phí và vô tận này
Kể từ khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra, giá nhôm đã đạt mức cao nhất mọi thời đại là 4.073,50 USD/tấn vào hồi tháng 3.
Hiện nay, thị trường đang tính đến khả năng sẽ mất nguồn kim loại từ tập đoàn nhôm lớn nhất thế giới Rusal của Nga. Công ty này đã sản xuất 3,76 triệu tấn nhôm vào năm 2021.
Năm 2018, khi các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Oleg Deripaska ,chủ sở hữu của Rusal, đã gây ra sự biến động lớn trong suốt chiều dài của chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tuy nhiên, thời điểm hiện tại, không có bất kì lệnh trừng phạt nào đối với nhôm của Rusal để đáp trả những gì đang diễn ra ở Ukraine. Vì vậy, nguồn cung của Nga đang có dấu hiệu tăng lên khi Rusal tính toán xây dựng một nhà máy luyện kim mới và tìm cách xuất khẩu nhiều kim loại hơn khi nhu cầu trong nước suy yếu.
Ai sẽ mua tất cả số nhôm này?
Việc tự trừng phạt có thể sẽ làm gián đoạn các kênh bán hàng thông thường trong năm tới, với khả năng dòng chảy kim loại Nga chuyển hướng sang thị trường cuối cùng là Sàn giao dịch kim loại London (LME).
Xuất khẩu nhôm của Trung Quốc sang Nga so với tổng lượng xuất khẩu.
Chính phủ duy nhất có hành động trực tiếp chống lại lĩnh vực nhôm của Nga là Australia. Hồi tháng 3, nước này đã cấm xuất khẩu bauxite và sản phẩm trung gian alumin (nhôm) sang nước này.
Điều đó đã đóng băng một cách hiệu quả nguồn alumin của Rusal từ liên doanh Alumina Queensland. Một kênh cung cấp alumin quan trọng khác cũng đã bị đóng cửa do nhà máy lọc dầu Nikolaev ở Ukraine đóng cửa vào tháng 3 vừa qua.
Tuy nhiên, sự thiếu hụt về alumin đang được kịp thời lấp đầy bởi các nhà sản xuất Trung Quốc. Quốc gia tỉ dân đã đẩy mạnh xuất khẩu sang Nga. Trung Quốc đã vận chuyển 577.000 tấn alumin sang Nga kể từ tháng 3, so với chỉ 1.250 tấn vào năm 2020 và 1.750 tấn vào năm 2021.
Dòng chảy này đủ mạnh để đưa Trung Quốc trở thành nhà xuất khẩu ròng lần đầu tiên kể từ đầu năm 2019. Động thái của Trung Quốc đã cho phép tập đoàn Rusal tăng sản lượng bất chấp sự gián đoạn chuỗi cung ứng nguyên liệu thô trong nước.
Tuy nhiên, tập đoàn Rusal đã ngừng công bố số lượng sản xuất của mình, gây khó khăn cho việc đánh giá những thách thức hoạt động mà nó có thể gặp phải hoặc sẽ gặp phải trong việc vận hành mạng lưới nhà máy luyện kim ở Siberia của mình.
Công ty bắt đầu cung cấp điện nhà máy luyện Taishet mới vào tháng 12 năm ngoái và đang có kế hoạch nâng công suất giai đoạn một lên 428.500 tấn trong cả năm nay. Báo cáo sản xuất hàng tháng của Viện Nhôm Quốc tế (IAI) cho thấy Taishet thực sự có thể đang thúc đẩy sản lượng của tập đoàn Rusal.
Sản lượng hàng năm trong danh mục "Nga và Đông Âu" của IAI là 4,12 triệu tấn trong tháng 8, không thay đổi so với tháng 3. Tuy nhiên, số liệu khu vực này bao gồm Romania, Slovakia và Slovenia, những nước đều chứng kiến công suất nhà máy luyện kim bị đóng cửa do giá năng lượng tăng cao.
Từ đó thấy được tăng trưởng sản xuất của Rusal đang bù đắp cho tốc độ giảm giá ở phần còn lại của khu vực.
Dòng chảy kim loại vẫn tiếp tục
Có thể thấy, dòng chảy kim loại của Nga vào các thị trường phương Tây đã trở nên mạnh mẽ kể từ hồi tháng 3. Nhập khẩu trung bình hàng tháng của châu Âu tăng 13% từ tháng 3 đến tháng 6 so với cùng kì năm ngoái, trong khi Hoa Kỳ nhập khẩu kim loại của Nga nhiều hơn 21% trong cùng kỳ.
Theo Jakob Stausholm, giám đốc điều hành của Rio Tinto, dòng chảy không kiểm soát của kim loại Nga vào thị trường Mỹ đang gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho các nhà sản xuất địa phương.
Tuy nhiên, từ góc độ thị trường cơ bản, điều đó không có gì bất thường. Nguyên nhân là do chi phí bảo hiểm vật chất của Mỹ đã tăng lên 880 USD/tấn so với giá tiền mặt của LME tại một giai đoạn trong tháng 4. Mức phí bảo hiểm tăng cao đã khiến nhiều người mua sử dụng mọi đơn vị nhôm dự phòng, bao gồm cả kim loại dư thừa của Nga.
Không có các biện pháp trừng phạt chính thức nào đối với nhôm Nga. Hầu hết các khách hàng của Rusal dường như đang chấp nhận giao hàng theo hợp đồng hiện có hoặc lấy kim loại giao ngay từ các sản phẩm trung gian. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho hay điều đó sẽ thay đổi vào năm tới.
Nhập khẩu nhôm của Trung Quốc phần lớn tới từ Nga.
Thỏa mãn người mua mới
Novelis, một bộ phận của Hindalco Industries và đơn vị ép đùn nhôm của Norsk Hydro đã cho biết họ sẽ không ký hợp đồng mua mới nhôm của Nga cho năm 2023.
Nhiều nhà khai thác nhỏ hơn cũng đang tham gia việc ‘tẩy chay’ nhôm Nga. Điều này chắc chắn sẽ gây rắc rối cho Rusal và có khả năng là ảnh hưởng tới giá nhôm.
Việc tẩy chay một phần sẽ xảy ra đồng thời với việc nguồn cung của Nga tăng lên khi thị trường nội địa của Rusal suy yếu hơn nữa theo gói trừng phạt kinh tế rộng lớn hơn.
Goldman Sachs cho rằng xuất khẩu kim loại của Nga sẽ tăng khoảng 340.000 tấn trong năm nay và thêm 200.000 đến 3,6 triệu tấn vào năm 2023. Xuất khẩu tăng mạnh sẽ tác động vào thị trường châu Âu hiện đang nhanh chóng suy thoái do giá điện cao và nhu cầu giảm xuống.
Điều này sẽ là có tiềm năng để Rusal hướng dòng chảy kim loại của mình tới những người mua thực tế hơn ở châu Á, đặc biệt là Trung Quốc.
Nhập khẩu nhôm của Trung Quốc đã giảm 77% trong 8 tháng đầu năm nay nhưng nhập khẩu từ Nga chỉ giảm 9%. Trên thực tế, nhập khẩu 231.000 tấn của Nga chiếm 78% tổng lượng hàng nhập khẩu.
Nhập khẩu hợp kim của Nga cũng tăng mạnh trong những tháng gần đây, đạt tổng cộng 42.000 tấn trong 8 tháng đầu năm 2022, so với 33.000 tấn của cả năm ngoái.
Tuy nhiên, lĩnh vực nhôm của Trung Quốc vận hành theo chu trình riêng biệt và khó có thể ‘hấp thụ’ ngay lập tức lượng lớn kim loại mà những người mua phương Tây từ chối.
Từ đó, nhiều chuyên gia bắt đầu lo lắng về viễn cảnh một khối lượng lớn kim loại chưa thể bán được của Nga sẽ bị đổ dồn vào các kho của LME. Theo Bloomberg, tập đoàn Rusal đang xem xét lựa chọn vận chuyển kim loại từ biển phía đông của Nga đến các địa điểm kho LME ở châu Á.
Mối lo ngại là dòng chảy kim loại đáng kể của Nga vào hệ thống LME có thể biến hợp đồng nhôm thành hợp đồng "thực tế" của Nga với mức chiết khấu tương đương với giá ở thị trường phương Tây. LME cho biết họ đang theo dõi tình hình sát sao, nhất là khi thiếu các biện pháp trừng phạt chính thức đối với kim loại Nga.
Sự thay đổi về giá chắc chắn sẽ khiến hợp đồng nhôm LME bị ảnh hưởng ít nhiều theo một cách nào đó, ngay cả khi tập đoàn Rusal có thể tìm được một ‘ngôi nhà’ thay thế cho kim loại của mình.
Tham khảo: Reuters
Nhịp sống thị trường