MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Biết 3 điều nhà tuyển dụng thực sự nghĩ khi phỏng vấn: Chìa khóa vượt qua cửa ải xin việc

16-09-2016 - 08:57 AM | Sống

Người phỏng vấn luôn có cách thức khiến ngay cả ứng viên tự tin nhất cũng phải lo lắng. Tuy nhiên, nếu biết được điều các nhà tuyển dụng suy nghĩ, bạn sẽ dễ dàng vượt qua cửa ải này.

Các cuộc phỏng vấn không chỉ đơn giản là một “thủ tục” thiết yếu khi xin việc mà còn là cơ hội hoàn hảo để bạn thể hiện các kĩ năng cũng như “đặt nền móng” cho sự thăng tiến xa hơn trong công việc. Tuy nhiên, nhiều ứng viên lại cảm giác như đứng ở mép vực thẳm trước cơ hội này. Họ lo lắng ngay từ những phút đầu tiên, bị phân tâm, bối rối bởi những dòng ghi chú được viết nhanh như gió của nhà phỏng vấn...

Muốn để lại ấn tượng tốt nhất trong lòng nhà tuyển dụng, bạn nên hiểu họ đang mong chờ điều gì. Bí mật của một buổi phỏng vấn thành công sẽ được bật mí bằng 3 câu hỏi dưới đây:

Bạn có phù hợp với môi trường làm việc tại đây không?

Nhà tuyển dụng sẽ cố gắng hình dung bạn có phù hợp với vị trí ứng tuyển và làm việc theo nhóm hay không. Chính vì vậy, bạn cần chứng minh bản thân hoàn toàn thích hợp.

Bạn có thể tưởng tượng, một công ty khởi nghiệp (startup) chỉ với 3 nhân viên nhưng đều là những người có tài năng sẽ khác hẳn với một doanh nghiệp 20 nhân viên hay thậm chí 1.000 công nhân. Dù trong bất cứ trường hợp nào, chỉ đến khi phỏng vấn bạn mới được đánh giá có khả năng thích hợp trở thành nhân viên của công ty trong tương lai không.

Trong buổi phỏng vấn, các nhà tuyển dụng có thể sẽ tạo ra một bầu không khí sôi nổi, những câu chuyện “không đầu, không đũa” nhưng cũng có thể là một sự im lặng và tập trung cao độ. Theo đà tình huống, bạn cần đánh giá nhà phỏng vấn nghĩ gì, họ muốn “lái” bạn theo phong cách phỏng vấn nghiêm túc hay “khó nhằn” hơn bằng những câu chuyện tán gẫu, hội thoại ngẫu nhiên để khám phá con người bạn? Để giải quyết vấn đề trên, bạn nên ghi chép thật nhanh tất cả những tình tiết đặc biệt xảy ra; từ đó, đề ra ý tưởng làm bật lên tính cách của bản thân.

Năng lực của bạn có đúng như trong CV hay không?

Khi đến giai đoạn hình thành suy nghĩ trên, nhà tuyển dụng đã giả định, bạn xứng đáng với vị trí “còn trống” và việc của bạn chính là giữ lấy suy nghĩ đó của họ. Hãy nhớ, người phỏng vấn không có cách nào ngay lập tức biết CV gặp vấn đề trừ khi bạn tự để lộ những yếu điểm.

Trước buổi phỏng vấn, bạn nên xem lại những điều đã ghi trong CV và chắc chắn kiến thức về mọi công việc đã làm. Bằng việc chuẩn bị kỹ lưỡng từng chi tiết, bạn sẽ đưa ra một lời giải thích tuyệt vời rằng những trải nghiệm của bạn hoàn toàn phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của công ty.

Bạn có tài năng gì để nhà tuyển dụng cần bạn?

Nhà phỏng vấn sẽ đưa ra cái nhìn tổng quát rằng liệu bạn có thực sự hiểu công việc của họ và bạn có yếu tố gì để đối mặt với những thách thức trong tương lai.

Lời khuyên đó là trước khi gặp nhà tuyển dụng, bạn hãy đọc và xem những cuộc phỏng vấn với người nổi tiếng, lưu ý đến cuộc sống thường ngày của họ và ghi chép lại cách họ vượt qua thách thức, tình huống khó khăn. Điều này sẽ giúp hình thành một ý tưởng thiết thực nhất cho bản thân.

Hãy nhớ rằng, thể hiện kiến thức luôn đi kèm với ví dụ thực tế trong chính trải nghiệm của bạn là một cách dễ dàng “ăn điểm”. Hãy tận dụng cuộc phỏng vấn như một cơ hội trực tiếp để bạn thể hiện các kĩ năng đã được rèn giũa trước đây.

Thông qua câu trả lời, nhà tuyển dụng sẽ tính toán được bạn có thể làm việc trong công ty của họ bao lâu bởi các ông chủ không muốn dành thời gian tìm hiểu một người chỉ coi công việc của họ là “điểm ghé chân” tạm thời. Vì vậy, trong trường hợp có một “tiểu sử nhảy việc liên miên”, hãy cố gắng đừng để nhà tuyển dụng đưa ra kết luận tiêu cực.

Phương thức của các cuộc phỏng vấn hầu như không khác nhau, một chìa khóa để thành công đó là hãy đặt mình vào vị trí của nhà tuyển dụng, bạn sẽ hiểu họ trông chờ điều gì.

Nguyễn Nguyễn

B.I

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên