Bình đẳng giới sẽ khiến kinh tế tốt lên như thế nào?
GDP của Úc sẽ tăng lên 11% nếu khoảng cách bình đẳng giới trong tuyển dụng lao động khép lại.
- 25-03-2020Hãng ô tô đầu tiên ở Việt Nam phải dừng sản xuất vì coronavirus và bài toán sắp tới của ngành ô tô
- 25-03-2020GS.TS. Nguyễn Đức Khương: Dịch Covid-19 có thể là hiện thân của một yếu tố thúc đẩy trí tưởng tượng con người!
- 25-03-2020Xây dựng kịch bản xấu nhất để có phương án tốt nhất
- 25-03-2020Câu chuyện của du khách người Anh cách ly tại Việt Nam: "Tôi không muốn mình là một lý do khiến ai đó không thể gặp lại ông bà của họ nữa"
Về mục tiêu hướng tới bình đẳng giới năm 2030, Liên hiệp quốc chỉ rõ trao quyền cho phụ nữ là điều kiện tiên quyết để phát triển bền vững nhằm thay đổi tiến trình của thế kỷ 21 và giải quyết những thách thức chính như đói nghèo, bất bình và bạo lực đối với phụ nữ.
Cổng thông tin của chính quyền bang Victoria (Úc) cho biết nền kinh tế sẽ phải "trả giá" nếu vai trò của bình đẳng giới không hiện diện trong cuộc sống thường nhật.
Theo đó, GDP của Úc sẽ tăng lên 11% nếu khoảng cách bình đẳng giới trong tuyển dụng lao động khép lại.
Thêm vào , nếu một doanh nghiệp có 30% phụ nữ hiện diện trong vai trò lãnh đạo thì doanh nghiệp đó sẽ tăng lợi nhuận lên 15%. Ngoài ra, nền kinh tế của Úc cũng sẽ đạt 8 tỷ đô la nếu lực lượng lao động tốt nghiệp Đại học hoặc Cao đẳng ở nam và nữ ngang bằng nhau. Còn nếu bỏ qua, những con số có phần tốt đẹp này sẽ biến mất.
Trong khi đó, báo cáo 2019 của một đơn vị tư vấn toàn cầu, Korn Ferry cho thấy, đối với các công ty có gia tăng sự hiện diện của nữ giới trong vai trò lãnh đạo doanh nghiệp lên đến 1/3, thì lợi nhuận của họ cũng tăng trưởng lên tới 15%.
DDI (Development Dimensions International), công ty chuyên tư vấn lãnh đạo toàn cầu đã có báo cáo về Dự báo Lãnh đạo Toàn cầu (Global leadership forecast), nhấn mạnh rằng các công ty có tỷ lệ đa dạng nam và nữ trong toàn tổ chức ít nhất 30% và trên 20% trong các vị trí cấp cao, thì sẽ có kết quả kinh doanh và vai trò dẫn dắt chủ chốt vượt trội so với các doanh nghiệp thiếu sự đa dạng giới.
Điều này cũng dễ dàng lý giải bởi nữ giới hiện đang chiếm một nửa về trình độ lẫn bằng cấp và quyết định đến 60-70% mức chi tiêu trên toàn cầu. Do đó việc tiếp cận phân khúc nhân sự tài năng này để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng là một chiến lược kinh doanh đơn giản mà mọi doanh nghiệp đều đang cố gắng nắm bắt và tận dụng.
Theo các chuyên gia nhân sự, để vấn đề bình đẳng giới thật sự có ý nghĩa cũng như thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa nam và nữ, thì định hướng này không nên chỉ mang tính "phong trào" cho có "hình thức", hoặc bằng các "tuyên ngôn" giáo điều.
Mà điều này cần thể hiện rõ nét về mặt tầm nhìn, chiến lược, hành động cụ thể, trong đó cụ thể gồm quân bình giới tính trong hệ thống quản trị, bình đẳng lương thưởng, phúc lợi cho cả nam và nữ, kiến tạo dựng văn hóa đón nhận và đa dạng trong tổ chức để mọi người đều nhìn nhận được sự đóng góp của chính họ vào thành công chung của tổ chức.
Bà Stacey Kennedy, Giám đốc khu vực Nam Á và Đông Nam Á, Philip Morris International (PMI) cho biết đấy chính là lý do doanh nghiệp đang ưu tiên văn hoá đón nhận và đa dạng (I&D) như là chìa khóa quyết định cho sự chuyển đổi hoạt động kinh doanh.
Theo bà, để thành công và đạt được tầm nhìn trên toàn cầu, doanh nghiệp cần xây dựng một môi trường làm việc đón nhận lẫn nhau, nơi người lao động cảm thấy được giá trị và ý kiến của họ được lắng nghe - dù là trong hay ngoài phòng họp.
"Chỉ như thế, chúng tôi mới có thể khai phóng toàn bộ sức mạnh của sự đa dạng trong tổ chức của mình. Giờ đây, chúng tôi đang tập trung các nỗ lực của mình vào phạm vi mà chúng tôi có thể có tác động lớn nhất đầu tiên: thu hẹp khoảng cách giới tính lao động", bà nói.
Không chỉ PMI, nhiều tập đoàn đa quốc gia, ví dụ như như Johnson & Johnson, Master Card, Disney, Coca-Cola, đã và đang đẩy mạnh sự hiện diện của bình đẳng giới không chỉ ở một thị trường mà là tại tất cả các thị trường mà họ đang kinh doanh.