Bitcoin có thực sự là hầm tránh lạm phát?
Lịch sử của đồng tiền số lớn nhất thế giới quá ngắn để đánh giá liệu nó có thể bảo vệ nhà đầu tư trước hiện tượng giá cả tăng vọt hay không.
- 18-03-2021Morgan Stanley trở thành ngân hàng lớn đầu tiên tại Mỹ cho phép khách hàng đầu tư trực tiếp vào Bitcoin
- 16-03-2021Nhận tiền cứu trợ kinh tế, người Mỹ sẽ "ném" sạch vào Bitcoin và chứng khoán?
- 09-03-2021Thêm 1 tỷ phú đặt cược lớn vào Bitcoin, tin rằng đồng tiền này là "yếu tố cốt lõi trong cấu trúc mới của hệ thống tiền tệ"
Những người ủng hộ đồng Bitcoin mạnh mẽ nhất luôn lập luận rằng các đồng tiền kỹ thuật số chính là công cụ tốt nhất thế giới giúp phòng vệ trước việc chỉ số giá tiêu dùng tăng cao. Logic ở đây là: không giống như USD hay bất kỳ loại tiền tệ thông thường nào khác, Bitcoin được thiết kế để có nguồn cung hạn chế, vì thế không thể bị bất kỳ chính phủ hay NHTW của nước nào chi phối quá nhiều.
Đà tăng giá mạnh mẽ của Bitcoin – hiện được giao dịch ở quanh mức 57.000 USD/coin, so với mức 5.000 USD cách đây 1 năm – càng khiến người ta tin tưởng hơn vào câu chuyện Bitcoin chống được lạm phát. Trong bối cảnh triển vọng kinh tế vĩ mô đang "bừng sáng", số ca nhiễm Covid-19 giảm và các chính phủ hứa hẹn sẽ tung ra thêm gói kích thích, các nhà đầu tư đều nghĩ đến viễn cảnh lạm phát tăng. Tuy nhiên thực tế thì trong năm vừa qua, lạm phát ở Mỹ chỉ là 1,7%.
Và điều quan trọng hơn là liệu các tài sản kỹ thuật số có thực sự là công cụ phòng vệ hiệu quả hay không. Lịch sử của các đồng tiền số không đủ dài để chứng minh điều đó, theo Cam Harvey, cố vấn cao cấp của Research Affiliates và hiện đang là giáo sư ngành tài chính tại ĐH Duke nhận xét.
Theo ông, về lý thuyết, nếu như các nhà đầu tư coi tiền số tương tự như vàng, giá trị của Bitcoin sẽ ổn định hoặc chỉ tăng lên trong dài hạn (khoảng 1 thế kỷ hoặc thậm chí dài hơn thế). Trong 1 nghiên cứu về vàng, ông cùng các cộng sự đã kết luận vàng vẫn giữ được giá trị trong hàng nghìn năm qua. Tuy nhiên nếu xét trong hững quãng thời gian ngắn hơn thì vàng rất dễ rơi vào tình trạng bong bóng và giá lao dốc. Đáng chú ý, kể từ đầu năm đến nay giá vàng đã giảm 9% bất chấp những nỗi lo về lạm phát.
Trong quãng thời gian ngắn ngủi từ khi ra đời đến nay, giá Bitcoin đã biến động rất mạnh vì những lý do mà hiếm khi liên quan đến triển vọng lạm phát. "Điều gì sắp xảy ra với Bitcoin? Câu trả lời thực sự rất mơ hồ. Giá Bitcoin không chỉ bị chi phối bởi những quy tắc thông thường về lượng cung tiền trong nền kinh tế mà vai trò của đầu cơ là rất lớn. Đó cũng là lý do giải thích tại sao mức độ biến động của Bitcoin cao gấp nhiều lần so với thị trường chứng khoán".
Tuy nhiên gần đây kỳ vọng lạm phát đã ảnh hưởng lớn đến thị trường tiền số. Trong những tuần gần đây, khi nỗi lo về lạm phát của nhà đầu tư đẩy lợi suất trái phiếu 10 năm lên cao kỷ lục, Bitcoin đã bước vào đợt giảm giá mạnh nhất trong nhiều tháng. Tuy nhiên những biến động gần đây của giá Bitcoin có lẽ xuất phát từ các giao dịch đầu cơ nhiều hơn là từ kỳ vọng lạm phát.
Một trong những lý do chính khiến giá tiền số tăng mạnh là nhiều nhà đầu tư nổi tiếng trên phố Wall nhận định đây là 1 nơi cất giữ giá trị, trong đó có nhà quản lý quỹ kỳ cựu Paul Tudor Jones. "Đó chắc chắn là 1 yếu tố khiến nhiều định chế tài chính đầu tư vào tiền số, đặc biệt là trong bối cảnh các nhà hoạch định chính sách tung ra nhiều biện pháp chưa từng có tiền lệ để kích thích kinh tế như hiện nay", Michael Sonnenshein, CEO của Grayscale Investments, nói.
Nhiều người nhận định giá Bitcoin tăng mạnh gần đây là dấu hiệu sớm cho thấy hệ thống tài chính truyền thống đang trở nên mong manh. Giá còn có thể tăng mạnh hơn nữa nếu như nhà đầu tư tìm kiếm hầm trú ẩn an toàn. Những lập luận này dựa trên ý tưởng rằng lạm phát sẽ không chỉ tăng lên trong 1 nền kinh tế tăng trưởng mà còn bùng nổ vì in tiền.
Nhiều chuyên gia kinh tế không đồng ý với lập luận này. Trên danh nghĩa Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) không thay đổi cung tiền khi in thêm các tờ giấy bạc. Tuy nhiên, M2, thước đo lượng tiền lưu thông trong hệ thống tài chính, đã tăng lên. Trong phiên điều trần mới nhất, Chủ tịch Fed Jerome Powell nói rằng trăng trưởng cung tiền không còn là chỉ tiêu quan trọng khi đánh giá triển vọng kinh tế. "Trong lịch sử đã có rất nhiều lần cung tiền tăng mạnh nhưng không gây ra lạm phát".
Jim Paulsen, chiến lược gia trưởng tại Leuthold Group, cũng đồng tình với ý kiến này. Mặc dù lượng cung tiền tăng, chỉ số vận tốc tiền tệ (tính bằng cách lấy GDP chia cho cung tiền M2) đã giảm mạnh. Đó là điều quan trọng bởi vì nó cho thấy người dân đang tiết kiệm thay vì chi tiêu, đồng nghĩa không có áp lực giá cả. Tuy nhiên kể cả khi vận tốc tiền tệ tăng lên, vẫn có những yếu tố triệt tiêu lạm phát như dân số già và những thay đổi công nghệ.
Bitcoin khác biệt hẳn so với hầu hết các công cụ phòng chống lạm phát khác. Giá trị của nó hoàn toàn dựa vào việc người ta muốn nắm giữ nó hay không. 1 token số không gắn liền với bất cứ tài sản nào khác như dầu mỏ, bất động sản hay lợi nhuận thu được từ việc kinh doanh - những thứ sẽ tăng giá trị khi lạm phát tăng. Lạm phát tăng, Bitcoin không nhất thiết phải tăng giá.
Cathie Wood, nhà sáng lập Ark Investment Management, một trong những người đặt cược Bitcoin sẽ tăng giá nổi tiếng nhất đã phát biểu trong 1 hội thảo gần đây rằng giá Bitcoin không phải là 1 công cụ xuất sắc để phòng vệ lạm phát. "Thay vì nhìn vào giá Bitcoin, để đánh giá về triển vọng lạm phát bạn hãy nhìn vào giá dầu, chi phí vận tải hay giá chip. Những chỉ số này đều đang tăng lên vì nền kinh tế nóng lên, nhưng điều đó không đồng nghĩa đồng USD bị suy yếu vì chính phủ in tiền. Những "kẻ săn mồi" trên thị trường tiền số luôn tìm đến bất cứ lý do nào để củng cố cho lập luận của mình. Nhưng tôi vẫn do dự khi nghĩ rằng Bitcoin có thể nói với chúng ta điều gì đó về nền kinh tế".
Tham khảo Bloomberg