Bitcoin nổi sóng nhưng vẫn tiềm ẩn rủi ro
Hiện Bitcoin giao dịch quanh mức mức 21.300 USD, sau khi giảm xuống dưới 19.000 USD vào đầu tuần này và xuống mức thấp nhất kể từ giữa tháng 6/2022 (ảnh minh hoạ)
Giới phân tích tin rằng, nhờ thị trường chứng khoán Mỹ tăng và đồng USD suy yếu nhẹ đã khiến Bitcoin “nổi sóng”. Tuy nhiên, sự quá lạc quan có thể gây nguy hiểm cho nhà đầu tư...
- 10-09-2022Giải mã sức mạnh có thể 'đánh gục' hệ thống Internet toàn cầu trong tích tắc
- 10-09-2022Coinbase và cuộc chiến pháp lý mới trên thị trường tiền điện tử
- 10-09-2022Bà Rịa - Vũng Tàu: Cảnh báo lừa đảo thay đổi quy hoạch đất trên phần mềm ứng dụng
Ngày 10/9, Bitcoin (BTC) đã có sự tăng mạnh, phá vỡ các rào cản để vượt lên trên mốc 20.000 USD/BTC, trong bối cảnh đồng đô la Mỹ suy yếu và thị trường chứng khoán Mỹ tăng vọt.
Đồng tiền điện tử lớn nhất thế giới hiện giao dịch quanh mức mức 21.300 USD, sau khi giảm xuống dưới 19.000 USD vào đầu tuần này và xuống mức thấp nhất kể từ giữa tháng 6/2022. Các đồng tiền kỹ thuật số khác cũng lên giá, điển hình là Ethereum (ETH) tăng khoảng 5% lên 1.700 USD/ETH. Như vậy, tổng giá trị thị trường tiền điện tử lại phục hồi về mức trên 1.000 tỷ USD.
Tại thời điểm này, cũng có tin tức xuất hiện rằng MicroStrategy dự định phân bổ thêm 500 triệu USD để mua BTC bằng cách bán một số cổ phiếu của mình. Đó có thể là một phần nguyên nhân khiến các tài sản tiền điện tử phản ứng tích cực.
Thậm chí, các altcoin còn có mức tăng giá vượt trội hơn so với BTC. Cụ thể, BNB, Ripple, Polkadot, Dogecoin và MATIC đã chứng kiến mức tăng hàng ngày tương tự như ETH. Cardano (ADA) tăng giá trị gần 5% với thị giá 0,5 USD/ADA. Shiba Inu và Avalanche đã tăng tới 4%. ATOM là mã tăng đáng kể nhất, với mức tăng lớn 11% lên 16 USD. XLM và ICP cũng đã thêm số phần trăm ấn tượng.
Giới phân tích tin rằng, mức tăng mới nhất của Bitcoin và thị trường nói chung được châm ngòi bởi sự suy yếu nhẹ của đồng USD. Chỉ số DXY đo lường đồng bạc xanh so với rổ tiền tệ khác đã giảm khoảng 1% vào ngày 10/9, trước đó đã chứng kiến đà tăng nóng đáng kinh ngạc từ đầu năm đến nay. Cùng với đó, chỉ số chứng khoán Mỹ cũng đóng cửa cao hơn vào ngày 9/9 và hợp đồng tương lai cao hơn vào ngày 10/9. Trong khi Bitcoin thường có mối tương quan chặt chẽ với thị trường chứng khoán Hoa Kỳ và luôn tăng khi các chỉ số tăng. Bên cạnh đó là xu hướng tăng khi đồng USD suy yếu.
Có thể thấy, kể từ tháng 6, Bitcoin chỉ được giao dịch trong phạm vi khoảng 18.000 - 24.000 USD và đến nay vẫn không thể phá vỡ mô hình giá này. Ông Vijay Ayyar, Phó chủ tịch sàn giao dịch tiền điện tử Luno nhận định, cú đảo chiều của BTC lần này có thể là một đợt kiểm tra lại mức giảm của vùng giá 22.500 - 23.000 USD.
Bitcoin đã bị phá vỡ trong năm nay và giảm hơn 60% so với mức cao kỷ lục được xác lập vào tháng 11/2021, khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã tăng lãi suất một cách mạnh mẽ trước sự tỏa sáng của các tài sản rủi ro bao gồm tiền điện tử. Thị trường cũng bị ảnh hưởng bởi các dự án thất bại và các vụ phá sản nổi tiếng lan rộng toàn ngành.
Hiện nay, thị trường tiền điện tử đang đặt hy vọng vào đợt nâng cấp mạng của Ethereum (nâng cấp Bellatrix), điều mà những người đề xuất cho rằng sẽ làm cho Blockchain hiệu quả hơn, giảm chi phí năng lượng điện thoát khỏi sự phụ thuộc các máy đào. Việc hợp nhất dự kiến sẽ hoàn thành vào giữa tháng 9 này.
Các thị trường tài chính khác cũng đang tìm kiếm những dấu hiệu hạ nhiệt của lạm phát, khi chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ được công bố vào tuần tới. Đồng thời, các nhà đầu tư cũng hướng sự tập trung đến những tín hiệu về lộ trình tăng lãi suất từ FED. Trước đó ít ngày, Chủ tịch FED Jerome Powell đã tuyên bố một cam kết mạnh mẽ trong việc chống lại lạm phát, cho thấy khuynh hướng “diều hâu” có thể sắp xảy ra.
Yuya Hasegawa, nhà phân tích thị trường tiền điện tử tại sàn giao dịch Nhật Bản Bitbank cho rằng, nếu lạm phát hạ nhiệt và với dự đoán xung quanh việc hợp nhất Ethereum, Bitcoin có thể kiểm tra lại mốc 22.000 USD/BTC. Nhưng vị chuyên gia cũng đưa ra một cảnh báo: “Với những gì một số thành viên FED, bao gồm cả chủ tịch Powell đã nói trong tuần này, thì sự quá lạc quan có thể gây nguy hiểm cho các nhà đầu tư”.
Theo nguồn tin từ The Block, người đồng sáng lập Ethereum, Vitalik Buterin mới đây đã bày tỏ lo lắng về mức độ bảo mật của Bitcoin, sẽ không đủ mạnh trong những năm tới.
Hai lý do chính cho sự quan ngại này là: Thứ nhất, bảo mật dài hạn của Bitcoin sẽ từ từ chuyển từ phần thưởng khai thác sang phí giao dịch (vì phần thưởng khai thác tiếp tục được hạ xuống sau mỗi 4 năm). Ông lập luận, phí giao dịch hiện tại không đủ cao để cung cấp mức độ bảo mật tương tự.
“Về lâu dài, bảo mật Bitcoin sẽ hoàn toàn đến từ phí và Bitcoin không thành công trong việc đạt được mức doanh thu phí cần thiết, để đảm bảo những gì có thể là một hệ thống trị giá hàng nghìn tỷ USD. Đến nay, Bitcoin có khoảng 300.000 USD phí mỗi ngày, một con số không tăng nhiều trong 5 năm qua. Ngược lại, các thợ đào Bitcoin hiện kiếm được khoảng 18,5 triệu USD mỗi ngày”, Vitalik Buterin cho biết.
Thứ hai, bằng chứng cổ phần là một cách hiệu quả hơn để cung cấp bảo mật cho mạng Blockchain hơn là bằng chứng công việc. Trong khi Ethereum đang trên đà chuyển từ bằng chứng công việc sang bằng chứng cổ phần nhưng điều này khó có thể xảy ra với Bitcoin, vì hầu hết những người nắm giữ Bitcoin đều kiên quyết chống lại nó.
Diễn đàn doanh nghiệp