Bitcoin rớt giá thảm: Phải chăng đó chỉ mới là khởi đầu cho một kết thúc?
Tiền số được tạo ra là để "không thuộc về quốc gia nào và không do ai lãnh đạo", nhưng giới chức các nước lại đang "chịu trách nhiệm" phần lớn cho đợt lao dốc lớn nhất của loại tiền này.
- 19-01-2018Nhóm người nắm giữ 14% tổng nguồn cung bitcoin và ethereum trên toàn cầu là ai?
- 18-01-2018Mỏ bitcoin đã bị "dân cày" đào hết tới 4/5 rồi
- 18-01-20185 nguyên nhân khiến bitcoin và các đồng tiền số mất 370 tỷ USD trong 10 ngày
"Bitcoin là bong bóng!"
Dường như đối với các nhà kinh tế, dân đầu tư "tay to" và giới phân tích đây là điều không cần phải bàn cãi khi họ liên tục đưa ra những cảnh báo. Tuy nhiên, một trong những điều thiếu thuyết phục ở phân tích của họ là cho đến nay vẫn chưa có điều gì chắc chắn được đưa ra về cách thức, thời điểm và lý do vì sao bong bóng đó sẽ nổ.
"Tôi có thể nói gần như chắc chắn rằng bitcoin sẽ có một kết cục tồi tệ. Nhưng khi nào điều đó xảy ra hay xảy ra như thế nào thì tôi không biết", Warren Buffett đã phát biểu như vậy với các "fan" của tiền số hồi tuần trước.
Nhưng những gì vừa diễn ra ngày hôm kia khiến không ít người cảm nhận có lẽ là chuyện đó đang diễn ra.
Thứ Năm vừa qua, giá bitcoin đã mất đến 25% khi rơi xuống dưới mức 10.000 USD, khiến tài sản của nhiều tổ chức bốc hơi đến vài chục tỉ USD chỉ trong chớp mắt. Những đồng tiền số phổ biến khác như Ethereum và Ripple cũng mất giá trị lên đến 2 con số.
Lý do? Trong trường hợp này, nguyên nhân sụp đổ của bitcoin dường như là rõ ràng. Khi sự tăng giá "điên cuồng" của đồng tiền này được thúc đẩy một phần bởi nhu cầu ở Trung Quốc, Nhật Bản, và Hàn Quốc, thì đợt giảm giá mới nhất dường như có liên hệ mật thiết tương tự với sự phát triển của nó ở châu Á.
Bộ trưởng Bộ tài chính Hàn Quốc Kim Dong-yeon cho biết chính phủ nước này đang xem xét việc đóng cửa các sàn giao dịch tiền số, hay ít nhất là sẽ đưa ra các quy định quản lý mới dành cho thị trường tiền số này.
Về phần mình, chính phủ Trung Quốc cũng đang mạnh tay với bitcoin và các đồng tiền tương tự, không những vì công dân nước họ dùng phương tiện này để tiền và tránh những biện pháp kiểm soát vốn mà còn vì lượng điện máy tính cần để xử lý các giao dịch và tạo ra những token mới (hay thường được gọi là "đào") là khổng lồ. Theo một phân tích, lượng điện dùng cho thị trường bitcoin toàn cầu còn hơn cả lượng điện mà đất nước Đan Mạch tiêu thụ.
Khi tăng hoặc giảm, giá của bitcoin trông giống như một chiếc bao nylon trong một cơn bão, vì thế, quả là mạo hiểm khi cứ bám theo sự biến động của đồng tiền này trong ngày. Tin tức cũng góp phần không nhỏ vào chuyện này. Tiền số được tạo ra là nhằm mục đích "không thuộc về quốc gia nào và không do ai lãnh đạo", để tránh những cuộc sụp đổ, và để không bị ảnh hưởng bởi sự kiểm soát của chính phủ. Mỉa mai thay, bitcoin lại đang giảm giá một phần là vì tất cả những nguyên nhân đó.
Thứ nhất, bitcoin được thiết kế để các giao dịch kĩ thuật số được chấp thuận bởi một mạng máy tính, thay vì là bởi một chính phủ. Tuy vậy, giá của nó rất dễ thay đổi, một phần là vì việc sở hữu nó đang nằm trong tay một số ít người. Theo Bloomberg, khoảng 40% bitcoin hiện được khoảng 1.000 người sử dụng nắm giữ, và 100 địa chỉ bitcoin hàng đầu (một số đó có thể thuộc về cùng một người) kiểm soát khoảng 1/6 tất cả lượng tiền đã được phát hành. Một lý do vì sao bitcoin có thể giảm tới 25% chỉ trong 1 ngày là nếu bất kì một trong những nhà đầu tư lớn này bán ra, thì điều đó có thể làm thay đổi thị trường.
Thứ hai, các sàn giao dịch bitcoin là những địa điểm sụp đổ "đầy tiềm năng". Năm 2014, hàng ngàn bitcoin từ sàn giao dịch Mt. Gox ở Tokyo đã bị đánh cắp. Năm 2016, bitcoin lao dốc sau khi một sàn giao dịch ở Hong Kong cho biết họ bị hacker tấn công. Còn bây giờ, bitcoin lại rớt thảm khi một vài chính phủ dọa sẽ quản lý hoặc đóng cửa các sàn giao dịch ở châu Á.
Thứ ba, dù tiền số được tạo ra là để "không thuộc về quốc gia nào và không do ai lãnh đạo" như đã nói ở trên, nhưng các lãnh đạo lại đang "chịu trách nhiệm" phần lớn cho đợt lao dốc lớn nhất của loại tiền này. Tiền số không cần phải có ngân hàng trung ương nào, vì các token mới được phát sinh bởi những máy tính có chạy phần mềm đào bitcoin. Tuy nhiên, tài sản của bitcoin vẫn đang gắn với quyết định của các ngân hàng trung ương và những nhà điều hành khác trong chính phủ. Cuối năm 2013, sau khi có vài thượng nghị sĩ Mỹ khen bitcoin và những đồng tiền ảo khác tại một cuộc điều trần chính thức thì giá của bitcoin đã tăng gấp 3 chỉ trong vòng 1 tháng, lên mức 900 USD. Nhưng rồi, giá bitcoin đã giảm 20% vào hôm thứ Ba vừa qua, sau khi một quan chức của ngân hàng trung ương Trung Quốc nói rằng chính phủ nước này nên cấm giao dịch bằng tiền số.
Có lẽ đó là điều mỉa mai lớn nhất của bitcoin: một phương tiện được tạo ra để không phụ thuộc vào cá nhân hay tổ chức nào lại cực kì nhạy cảm với những tin đồn về chuyện điều hành.
Một tài sản trở thành bong bóng khi các yếu tố cơ bản được thay thế bởi FOMO (tâm lý lo sợ rằng bản thân sẽ bỏ lỡ điều gì đó hấp dẫn đang diễn ra). Nhưng bong bóng FOMO ấy của bitcoin lại đang vỡ, ngay cả khi các nền tảng kinh tế đang rất tốt.
Hãy nhìn vào các quốc gia "chịu trách nhiệm" lớn nhất cho sự sụp đổ của bitcoin. Ở Trung Quốc, cả nhu cầu hàng hóa lẫn lợi nhuận của khối doanh nghiệp nhà nước đều đã đạt mức cao kỉ lục. Các cổ phiếu Hàn Quốc đã tăng hơn 20% trong 12 tháng qua, trong khi chỉ số Nikkei của Nhật Bản đã tăng từ 23.000 lên 24.000 điểm trong 4 tuần qua. Trong khi đó, ở Mỹ, Dow Jones vừa vượt qua mốc 26.000 lần đầu tiên trong lịch sử. Blockchain có thể là công nghệ của tương lai, nhưng thực tế thì nó chẳng liên quan chút nào đến tình hình kinh tế hiện tại.
The Atlantic