Bộ Công Thương: Đến 2030 sẽ không phát triển điện mặt trời mặt đất
Trong dự thảo Quy hoạch Điện VIII, đến năm 2030 sẽ không phát triển điện mặt trời mặt đất nữa, còn điện mặt trời áp mái vẫn có thể khuyến khích để tự sử dụng.
- 16-06-2022Top 10 tỉnh, thành có đóng góp lớn nhất vào quy mô GDP cả nước
- 15-06-2022Nhờ đâu địa phương dẫn đầu tăng trưởng thu hút nhiều nhà đầu tư muốn rót chục tỷ USD vào sản xuất điện gió?
- 13-06-2022Top 10 tỉnh, thành có thu nhập bình quân cao nhất và thấp nhất cả nước
Điện Mặt Trời có nhược điểm chỉ huy động được vào ban ngày. Vì vậy, cần cân đối các nguồn khác để dự phòng phát vào giờ cao điểm ban đêm nhằm cân bằng cung - cầu, đáp ứng an toàn hệ thống.
Theo đại diện Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương), trong dự thảo Quy hoạch Điện VIII, đến năm 2030 sẽ không phát triển điện mặt trời mặt đất nữa, còn điện mặt trời áp mái vẫn có thể khuyến khích sử dụng.
Nhờ các cơ chế khuyến khích phát triển nên thời gian qua, điện mặt trời phát triển rất nhanh. Ước tính, gần 20 GW điện mặt trời được lắp đặt và chiếm cơ cấu lớn trong hệ thống điện Việt Nam.
Tuy nhiên, đại diện Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cho biết, cơ chế giá ưu đãi FIT khuyến khích đầu tư chỉ áp dụng trong thời gian nhất định để thu hút phát triển các dự án. Việc kéo dài giá ưu đãi FIT đến nay không còn phù hợp.
Bộ Công Thương đang được Chính phủ giao xây dựng Thông tư quy định về khung giá bán điện cho các loại hình phát điện và cơ chế đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư trong các loại hình phát điện. Hiện thông tư vẫn đang trong quá trình dự thảo.
VTV