Bộ Công Thương sẽ bãi bỏ hàng loạt quy định gây khó doanh nghiệp?
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, Bộ đang tiến hành rà soát, lấy ý kiến các đơn vị, chức năng để kiến nghị Chính phủ bãi bỏ một loạt quy định đang gây khó khăn cho doanh nghiệp.
- 20-08-2016Thông tư 20: Điều kiện kinh doanh hay thủ tục hành chính?
- 18-08-2016Lên tiếng về Thông tư 20, Bộ Công Thương ví nhập khẩu ô tô như... nhập hoa quả
- 17-08-2016Nhập ôtô: Khó xử với Thông tư 20
Chiều 23/8, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã làm việc với người đứng đầu các Cục, Vụ, Viện và các đơn vị có liên quan về việc rà soát các quy định hiện hành, những vấn đề đang gây bức xúc trong dư luận, cộng đồng doanh nghiệp thời gian qua.
Theo đó, Bộ trưởng cho biết sẽ kiến nghị Chính phủ các giải pháp nhằm tháo gỡ và sửa đổi hoặc bãi bỏ những vướng mắc tại Nghị định 19 cho doanh nghiệp kinh doanh khí; cân nhắc bãi bỏ quy định về giấy xác nhận trong kinh doanh hóa chất, nhập khẩu ô tô theo Thông tư 20 ; đồng thời phối hợp với Hiệp hội Dệt may tháo gỡ những bất cập trong việc kiểm tra mẫu vải quy định tại Thông tư 37…
Hiện nay, Vụ Pháp chế đang tập hợp ý kiến, xây dựng, chỉnh sửa để có thể ban hành dự thảo sớm nhất, dự kiến ngay trong tháng 9 hoặc tháng 10 tới đây.
Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng sẽ tiếp tục rà soát kiến nghị Chính phủ các giải pháp hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đồng bộ trên cơ sở tuân thủ các quy luật kinh tế, loại bỏ các nút thắt thể chế đang làm sai lệnh méo mó thị trường. Đồng thời, sẽ tạo sân chơi bình đẳng giữa các doanh nghiệp, bảo đảm sự cạnh tranh, đơn giản hóa thủ tục tiến tới mục tiêu đảm bảo quyền lợi tối cao cho người tiêu dùng.
Việc cải cách các thủ tục hành chính, tháo gỡ cho doanh nghiệp, theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, chính là thực hiện theo thông điệp của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc mới đây: “doanh nghiệp là động lực của phát triển kinh tế”.
Mới đây nhất, liên quan đến Thông tư 20, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh thông tin với báo chí rằng, Bộ đề xuất để các doanh nghiệp đều có quyền nhập ô tô mà không cần phải xuất trình giấy uỷ quyền chính hãng, tức là bãi bỏ Thông tư 20.
Thứ hai, mỗi chiếc xe mới bán ra đều phải kèm theo cam kết bảo hành, bảo dưỡng cho người tiêu dùng tại cơ sở do chính hãng thành lập, cơ sở được chính hãng ủy quyền hoặc cơ sở được Bộ Giao thông vận tải xác nhận là đủ điều kiện. Nếu không có cam kết này, xe sẽ không được đăng ký lưu hành.
Trước câu hỏi đặt ra, tại sao Bộ không bãi bỏ ngay Thông tư 20 mà phải chờ Bộ Giao thông vận tải, Thứ trưởng Khánh cho biết, để bảo vệ người tiêu dùng không thể bãi bỏ Thông tư 20 dù thông tư chỉ giúp người tiêu dùng trong một phân khúc hẹp là xe từ 9 chỗ ngồi trở xuống nhưng ít nhất tốt hơn là không có gì.
Bizlive