Bỏ gần 30 tỷ USD cho các vụ M&A trong năm 2016, Alibaba đang bành trướng ra thế giới mạnh mẽ như thế này
Không mấy người nhận ra rằng, không chỉ ở Trung Quốc, Alibaba đang nuôi khát vọng thống trị thế giới bằng những thương vụ M&A ở trong và ngoài nước nhằm làm giàu hệ sinh thái kinh doanh của công ty
- 20-11-2016Bằng cách này Alibaba đang biến những khách hàng siêu giàu thành "biệt đội marketing chuyên nghiệp"
- 24-08-2016Không chỉ đánh bại Alibaba, công ty Trung Quốc kín tiếng này còn vượt Samsung, sắp trở thành công ty giá trị nhất châu Á
- 19-08-2016Alibaba không còn là công ty công nghệ giá trị nhất Trung Quốc
Với nền tảng công nghệ phát triển sớm và các dịch vụ hỗ trợ mua hàng trực tuyến được bổ sung đúng thời điểm như vận chuyển hàng hóa và thanh toán qua mạng, Alibaba đã trở thành ông vua thị trường thương mại điện tử Trung Quốc.
Tuy nhiên, không mấy người nhận ra rằng, ông lớn thương mại điện tử Trung Quốc này đang nuôi khát vọng thống trị thế giới bằng những thương vụ M&A ở trong và ngoài nước nhằm làm giàu hệ sinh thái kinh doanh của công ty. Trong những ngày này, khi mà năm 2016 đang dần khép lại, cùng nhìn lại những thương vụ M&A đình đám của ông lớn thương mại điện tử này trong năm vừa qua.
1. Lazada
Tháng 4/2016, đại gia thương mại điện tử Trung Quốc – Alibaba thông báo mua 500 triệu USD giá trị cổ phiếu mới phát hành của Lazada và thêm 500 triệu USD cổ phần của các cổ đông của Lazada. Đối với Lazada – nền tảng mua hàng trực truyến được coi là Amazon của Đông Nam Á, ở thời điểm đó, Alibaba như một cứu tinh trong lúc kẹt thanh khoản. Còn về phần Alibaba, Lazada sẽ giúp Jack Ma tiếp cận một thị trường màu mỡ bên ngoài Trung Quốc.
Đây không phải là lần đầu tiên Jack Ma lấn sân ra nước ngoài. Năm 2015, công ty này cũng đã đầu tư vào 2 công ty con ở Ấn Độ. Nhưng với mục tiêu hướng đến hơn một nửa doanh số đến từ thị trường nước ngoài, Lazada được đánh giá là thương vụ thâu tóm ở nước ngoài lớn nhất và quan trọng nhất của hãng trong năm vừa qua.
2. Youku Tudou
Cho đến thời điểm này, đây là thương vụ M&A lớn nhất của Alibaba. Jack Ma đã quyết định bỏ ra 5 tỷ USD để mua lại “Youtube của Trung Quốc. Động thái này nằm trong chiến lược phát triển hệ sinh thái kinh doanh truyền thông giải trí của hãng, tạo ra nội dung. Trong bối cảnh 2 đối thủ cạnh tranh trong nước là Tencent và Baidu đẩy mạnh mảng nội dung, đây là quyết định quan trọng đối với Alibaba tại sân nhà sau khi ký kết thỏa thuận thành lập Hãng phim Alibaba Pictures Group.
Hành trình bành trướng của Alibaba qua các thương vụ M&A.
3.Didi Chuxing
Quyết định dùng tiền để thâu tóm ứng dụng chia sẻ taxi Kuaidi (sau này sáp nhập với Didi – được Tencent chống lưng) là bàn đạp giúp ông lớn thương mại điện tử Trung Quốc lấn sân sang những mảng dịch vụ khác bên ngoài thương mại điện tử. Trong tháng 8, Didi Chuxing đã đồng ý mua lại Uber Technologies chi nhán Trung Quốc, kết thúc một trận chiến tiêu tốn hàng tỷ USD giữa hai bên.
4.Suning Comerce
Tháng 8/2015, Alibaba thông báo chi mạnh tay để mua lại 20% cổ phần Suning - công ty chuyên doanh hệ thống siêu thị hàng điện tử bán lẻ lớn nhất Trung Quốc. Thương vụ với hãng bán lẻ điện tử này giúp hãng mở rộng năng lực hậu cần, nâng cao chất lượng phục vụ khách mua hàng trên khắp cả nước, đồng thời ghi dấu sự hợp nhất giữa hoạt động bán lẻ điện tử trực tuyến với hệ thống bán lẻ truyền thống.
5.Jasper Infotech
Đây là công ty đứng sau Snapdeal – “Amazon của Ấn Độ”. Thương vụ này giúp Alibaba có một chỗ đứng tại Ấn Độ - thị trường đang sở hữu tốc độ tăng trưởng như Trung Quốc 1 thập kỷ trước.
6.Meizu
Nhằm quyết tâm phát triển hệ điều hành YunOS dành cho điện thoại di động, thay thế cho Android và iOS tại Trung Quốc, đầu tư trực tiếp vào một nhà sản xuất điện thoại như Meizu là cách để Alibaba đạt được tham vọng đó.
7.South China Mornign Post
Bằng việc mua lại một tờ báo bằng tiếng Anh lâu đời ở Hong Kong, Alibaba sẽ có tiếng nói, tầm ảnh hưởng của mình trên con đường truyền thông truyền thống.