Bộ GD-ĐT vừa lý giải về nghĩa của từ “bắt buộc” trong quyết định đưa môn tiếng Hàn, Đức trở thành môn Ngoại ngữ 1 dạy từ lớp 3 đến 12
Vì chưa nắm rõ các quy định, nên hiện nhiều người có cách hiểu chưa đúng với nội dung của quyết định 712/QĐ-BGDĐT. Trong đó, không ít ý kiến thắc mắc tại sao lại chọn tiếng Hàn và Đức là môn học bắt buộc.
- 04-03-2021Đời thực khổ còn hơn trên phim nhưng đầy lạc quan của cố NSND Trần Hạnh: Cả đời gắn bó với nghệ thuật, là ký ức của biết bao người
- 04-03-2021Lãi suất kép là gì mà Einstein gọi là 'kỳ quan thứ 8 của thế giới', giúp Warren Buffett và nhiều người khác trở nên giàu có?
- 04-03-2021Từng mắc sai lầm lớn trong kinh doanh, Steve Jobs nhận ra: "Thất bại mang tới cho chúng ta một đáp án hoàn toàn mới"
Mới đây, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ vừa ký quyết định 712/QĐ-BGDĐT ban hành Chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Hàn và tiếng Đức - Ngoại ngữ 1, hệ 10 năm thí điểm.
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), nội dung cơ bản của Chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Hàn, tiếng Đức giúp học sinh có một công cụ giao tiếp mới, hình thành và phát triển cho học sinh năng lực giao tiếp bằng tiếng Đức, tiếng Hàn thông qua các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết.
Quyết định của Bộ GD-ĐT.
Kết thúc chương trình giáo dục phổ thông, hai bộ môn ngoại ngữ này học sinh có khả năng giao tiếp đạt trình độ bậc 3 của khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, tạo nền tảng cho học sinh sử dụng ngoại ngữ trong học tập, hình thành thói quen học tập suốt đời để trở thành những công dân toàn cầu trong thời kỳ hội nhập.
Ngoài ra, giúp học sinh có được những kiến thức cơ bản về các nền văn hóa khu vực các quốc gia nói tiếng Đức, tiếng Hàn, góp phần hình thành thái độ và tình cảm tích cực đối với các nền văn hóa này, từ đó giúp họ thêm trân trọng giá trị văn hóa Việt Nam, tạo nền tảng và động lực để học sinh tự học, tự rèn luyện phát triển những phẩm chất và năng lực cần thiết phục vụ sở thích cá nhân và nghề nghiệp trong môi trường giao tiếp liên văn hóa như trung thực, tôn trọng, hợp tác, không kỳ thị...
Thông tin Tiếng Hàn trở thành môn học bắt buộc từ lớp 3 đến lớp 12 khiến nhiều người lo lắng. (Ảnh minh họa)
Thông tin này đang khiến rất nhiều phụ huynh lo lắng và bất ngờ. Tuy nhiên, đại diện Bộ GD-ĐT, cho biết nhiều người đang hiểu sai hoàn toàn bản chất vấn đề.
Ông Nguyễn Xuân Thành - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học
"Đây là chương trình Bộ GD-ĐT mới tổ chức thí điểm, học sinh có thể đăng ký tham gia học hoặc không học cũng không sao. Tất nhiên ở nơi triển khai dạy tiếng Hàn, tiếng Đức phải đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, giáo viên."
Theo ông Thành, về nội dung, ở cấp tiểu học (từ lớp 3 đến lớp 5), chương trình giúp học sinh sử dụng được những cách diễn đạt thông dụng trong những lĩnh vực liên quan trực tiếp đến bản thân (ví dụ: bản thân và gia đình, mua sắm, công việc, môi trường xung quanh), bước đầu hình thành những kiến thức về đất nước, con người và văn hóa khu vực các quốc gia nói tiếng Đức, Hàn.
Học sinh có thể giao tiếp được trong những tình huống đơn giản, quen thuộc, liên quan đến việc trao đổi thông tin một cách giản đơn và trực tiếp về những vấn đề gần gũi và thường xuyên diễn ra trong cuộc sống.
Ở cấp THCS, giúp học sinh có kiến thức cơ bản bao gồm ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp, sử dụng tiếng Đức, tiếng Hàn như một công cụ giao tiếp đáp ứng được nhu cầu giao tiếp cơ bản trong những tình huống gần gũi, quen thuộc, có những hiểu biết cơ bản về đất nước, con người và nền văn hóa khu vực nói tiếng Đức, Hàn.
Ngoài ra, việc học bước đầu hình thành một số chiến lược học ngoại ngữ để có thể tiếp tục phát triển năng lực tiếng Đức, tiếng Hàn ở những bậc cao hơn.
Ở cấp THPT, giúp học sinh phát triển năng lực giao tiếp dựa trên nền tảng chương trình đã được học ở các cấp dưới, trang bị cho học sinh kiến thức và kỹ năng để học tập suốt đời, phát triển năng lực làm việc trong tương lai.
Bên cạnh đó, cần phải hiểu, "ngoại ngữ 1” là ngoại ngữ bắt buộc. Quy định của Chương trình giáo dục phổ thông ban hành năm 2006 cho phép học sinh được lựa chọn 1 trong 4 ngoại ngữ: Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc làm ngoại ngữ 1.
Năm 2011, Bộ GDĐT bổ sung quy định về việc Tiếng Nhật được dạy và học trong trường phổ thông như ngoại ngữ thứ 1 hoặc ngoại ngữ 2 tùy theo nhu cầu và lựa chọn của các địa phương và trường học.
Sau khi ban hành quyết định 712, với việc ban hành thêm 2 thứ tiếng (tiếng Hàn và Đức), hiện ngoại ngữ 1 sẽ có 7 thứ tiếng gồm: Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Nhật, Tiếng Hàn, Tiếng Đức. Các trường sẽ bắt buộc chọn dạy 1 trong 7 thứ tiếng trên.
Còn “ngoại ngữ 2” là ngoại ngữ tự chọn, không bắt buộc, tùy theo nhu cầu của người học và điều kiện dạy học, các trường phổ thông có thể bố trí dạy học đáp ứng nhu cầu của học sinh.
Căn cứ vào ngoại ngữ 1, học sinh có thể chọn 1 trong 7 ngoại ngữ nói trên là ngoại ngữ 2. Ví dụ, học sinh đã học tiếng Anh là ngoại ngữ 1 thì có thể chọn học tiếng Nga hoặc tiếng Pháp hoặc tiếng Nhật hoặc tiếng Trung Quốc hoặc tiếng Hàn hoặc tiếng Đức như ngoại ngữ 2.
Pháp luật và Bạn đọc