Bộ Giao thông bàn giao dự án đường sắt ‘tai tiếng’ Yên Viên - Ngọc Hồi cho Hà Nội
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) cho hay, đã bàn giao hồ sơ, tài liệu của Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Yên Viên - Ngọc Hồi (tuyến số 1) cho UBND Thành phố Hà Nội tiếp tục nghiên cứu, đầu tư theo quy hoạch.
- 31-10-2022Mòn mỏi 'sống treo' tại dự án di dời ga đường sắt Đà Nẵng
- 25-06-2022Phê duyệt khung chính sách bồi thường dự án nâng cấp đường sắt Hà Nội - Vinh
- 18-02-2022Đề xuất xây hai dự án đường sắt kết nối với sân bay Long Thành
Trả lời cử tri Hà Nội về đề xuất chuyển ga Hà Nội về Thường Tín và thi công tuyến đường sắt đô thị Yên Viên - Ngọc Hồi, Bộ GTVT cho hay: Theo quy hoạch, tổ hợp ga Ngọc Hồi (huyện Thanh Trì, Hà Nội) sẽ kết nối giữa tuyến đường sắt Bắc – Nam và đường sắt đô thị của Hà Nội.
Trước đó, Thủ tướng đã đồng ý chuyển giao vai trò chủ đầu tư tuyến đường sắt đô thị Yên Viên - Ngọc Hồi từ Bộ GTVT sang UBND Thành phố Hà Nội.
Bộ GTVT cho biết, bộ đã tổ chức bàn giao hồ sơ, tài liệu của Dự án đường sắt đô thị Yên Viên - Ngọc Hồi cho UBND Thành phố Hà Nội tiếp tục nghiên cứu, đầu tư theo quy hoạch. Bộ GTVT đang xây dựng quy hoạch chi tiết các tuyến, ga đường sắt khu vực ga Ngọc Hồi.
Thời gian tới, Bộ GTVT sẽ phối hợp với Hà Nội, các bộ ngành để kịp thời giải quyết các khó khăn vướng mắc (khi có yêu cầu).
Một trong ác phương án thiết kế cầu Long Biên mới (phải) thuộc tuyến đường sắt đô thị Yên Viên - Ngọc Hồi.
Theo Bộ GTVT, dự án đường sắt Yên Viên – Ngọc Hồi giai đoạn 1 đang trong giai đoạn cập nhật hồ sơ thiết kế, hồ sơ mời thầu. Tuy nhiên, do khó khăn về nguồn vốn đối ứng để giải phóng mặt bằng khu tổ hợp Ngọc Hồi nên khó hoàn thành giai đoạn 1 vào năm 2024.
Vào năm 2014, việc triển khai dự án đường sắt Yên Viên - Ngọc Hồi đã khiến một số lãnh đạo ngành đường sắt bị xử lý hình sự vì nhận hối lộ từ Công ty tư vấn Nhật Bản JTC, để công ty này có được hợp đồng tư vấn cho dự án. Số tiền được phía lãnh đạo JTC khai khoảng 16 tỷ đồng.
Dự án đường sắt đô thị tuyến Ngọc Hồi - Yên Viên được Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư năm 2002. Tuyến đường sắt dài 28,7km, đường đôi khổ lồng giữa 1.000mm và 1.435mm, tổng mức đầu tư là 9.197 tỷ đồng. Theo số liệu cập nhật mới, tổng vốn đầu tư dự án đường sắt này có thể lên tới hơn 81.500 tỷ đồng.
Mục tiêu của dự án là hoàn thành vào năm 2024, nhưng tới này vẫn chưa khởi công, tổ hợp ga Ngọc Hồi vẫn chưa xong giải phóng mặt bằng, phương án thiết kế cầu mới thay thế cầu Long Biên cũng chưa được thông qua.
Tiền phong