Bố mở tiệc mừng con đỗ đại học hết 20 triệu, khi ra về mới ngã ngửa vì có người "giành" thanh toán trước, danh tính gây bất ngờ
Bữa tiệc đã diễn ra trong ngập tràn cảm xúc khác nhau.
- 25-07-2024Mẹ khoe con đỗ đại học trên mạng xã hội nhưng không được chúc mừng, đọc bình luận chỉ thấy bẽ bàng
- 12-07-2024Đặt cỗ 70 triệu mừng con đỗ đại học, khách tới rồi đồng loạt bỏ về
- 08-07-2024Đặt tiệc 34 mâm để mừng con đỗ đại học, bố mẹ “muối mặt” khi chỉ có đúng 1 bàn khách đến: Cư dân mạng bất ngờ không ai bênh
Kỳ thi đại học kết thúc, kết quả được công bố cũng là lúc mỗi gia đình lại sống trong những cảm xúc khác nhau. Có gia đình tiếc nuối vì con em thi cử không như ý, cũng có gia đình vui vẻ tự hào vì sau 12 năm đèn sách, con em họ cuối cùng cũng giành được trái ngọt.
Anh Trương ở thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh (Trung Quốc) thuộc về vế sau. Bối Bối - con trai anh là một cậu bé ngoan ngoãn song thành tích học tập lại không quá tốt. Suốt 3 năm cấp 3, điểm thi thử của cậu bé chưa bao giờ vượt quá 500 điểm. Do vậy, anh Trương và vợ luôn nghĩ rằng con trai mình có thể vào được một trường đại học tuyến hai là đã tốt lắm rồi. Nào ngờ trong kỳ thi đại học vừa qua, Bối Bối đã đạt được thành tích tốt nhất từ trước đến nay với 528 điểm, vượt qua điểm chuẩn đại học tuyến một gần 20 điểm và đủ điều kiện trúng tuyển vào một trường đại học ở tỉnh Sơn Tây.
Gia đình anh Trương vỡ òa trong niềm vui sướng. Suốt 3 năm qua, vợ chồng anh thậm chí còn phải thuê nhà gần trường để tiện chăm sóc cho con, đồng thời luôn quan tâm đến cảm xúc và tâm lý của con. Việc Bối Bối thi đỗ đại học với số điểm cao, trúng tuyển vào ngôi trường tốt đã khiến bạn bè của anh Trương vô cùng mừng rỡ và đề nghị anh tổ chức một bữa tiệc mừng cho con trai.
Anh Trương đồng ý và nói với bạn bè: "Mời mọi người một bữa cơm thì được, nhưng nhất quyết không nhận quà cáp gì đâu nhé, nhà nào cũng có con cái, mừng qua mừng lại phiền phức lắm".
Nghĩ là làm, anh Trương đặt một phòng riêng tại một nhà hàng hải sản và mời 12 người bạn đến dự. Vì quá vui mừng, đồng thời muốn cảm ơn bạn bè đã quan tâm đến gia đình, anh đã gọi 18 món ăn, trong đó chủ yếu là hải sản cùng 2 chai rượu Mao Đài hảo hạng (đây là loại rượu có giá rất đắt đỏ, khoảng 1.500 tệ/chai, tương đương với khoảng 5,2 triệu đồng). Các món ăn cũng toàn món cao cấp như bào ngư sốt dầu hào, hải sâm sốt thịt bằm, ghẹ rang trứng, tôm sú hấp, cá mú hấp…
Mọi người vừa ăn vừa trò chuyện rôm rả, 2 chai rượu Mao Đài cũng nhanh chóng hết veo. Anh Trương định gọi thêm vài chai nữa nhưng bạn bè ngăn lại, nói rằng. Thế là anh lại gọi thêm mấy chai rượu trắng loại ngon, giá khoảng vài trăm tệ một chai.
Có thể nói, bữa tiệc đã diễn ra trong không khí vừa vui vẻ vừa đầm ấm. Thế nhưng một việc xảy ra vào cuối bữa tiệc khiến anh Trương thậm chí còn bất ngờ và cảm động hơn. Theo đó, sau khi tiệc tàn, anh Trương ra ngoài quầy tính thanh toán thì được nhân viên nhà hàng thông báo hóa đơn đã được thanh toán từ trước đó.
Anh Trương ngơ ngác không hiểu chuyện gì xảy ra. Thì ra, nhóm bạn của anh đã bàn bạc với nhau, thay vì gửi tiền mừng cho Bối Bối thì họ sẽ góp tiền thanh toán bữa ăn này. Ban đầu, anh Trương dự tính bữa ăn này bao gồm 2 chai rượu Mao Đài và các món ăn khác sẽ tốn khoảng hơn 10.000 tệ (khoảng 35 triệu đồng), ai ngờ rượu Mao Đài ở nhà hàng chỉ là loại 38 độ nên tổng hóa đơn chưa đến 6.000 tệ (khoảng 21 triệu đồng). Số tiền còn lại, mọi người quyết định gửi lại để mua sắm đồ dùng học tập hoặc sinh hoạt cho Bối Bối. Anh Trương vô cùng cảm động trước tình cảm của bạn bè, thầm nghĩ "Quả nhiên là bạn bè tốt!".
Câu chuyện của anh Trương sau khi được chia sẻ lên MXH đã thu hút rất nhiều sự chú ý. Phần lớn netizen đều cảm thấy vui mừng thay anh Trương vì anh không chỉ có một cậu con trai biết cố gắng mà hơn hết còn có cả những người bạn rất tốt. Khác với nhiều trường hợp mở tiệc mừng con đỗ đại học khác bị soi mói, anh Trương lại may mắn nhận được sự đồng cảm cùng rất nhiều lời chúc phúc từ người khác.
Ở một diễn biến khác, về vấn đề liệu các gia đình có nên mở tiệc mừng khi con đỗ đại học hay không, đây là quyết định cá nhân của mỗi gia đình, tùy thuộc vào truyền thống, văn hóa và điều kiện kinh tế cũng như quan điểm cá nhân. Tuy nhiên, thay vì chỉ tập trung vào việc tổ chức một bữa tiệc, các gia đình có thể cân nhắc đến việc tạo ra một không gian ý nghĩa để kỷ niệm và động viên tinh thần cho con cái sau quá trình học tập căng thẳng, cũng như khích lệ sự tự lập và chuẩn bị cho cuộc sống đại học sắp tới. Việc này không nhất thiết phải thông qua một buổi tiệc, mà có thể là những hoạt động gia đình, các buổi nói chuyện, chia sẻ kinh nghiệm, hoặc thậm chí là sự chuẩn bị và hỗ trợ cho những bước tiếp theo của con cái trong hành trình học vấn và phát triển cá nhân.
Phụ nữ mới