Bộ não của người ngủ trưa dưới 1 giờ và trên 1 giờ có sự khác biệt thế nào? Nghiên cứu mới làm bừng tỉnh nhận thức của nhiều người
Các chuyên gia đã chỉ ra rằng, ngủ trưa quá lâu cũng có thể để lại nhiều thay đổi về não bộ, mọi người nên hết sức lưu ý từ bây giờ.
- 09-05-2024Món ăn mềm ngọt, giải nhiệt mùa hè mà ai cũng khó cưỡng: Là “tiên dược” của người giàu thời xưa, vừa giảm mỡ máu vừa kiểm soát huyết áp hiệu quả
- 07-05-20241 loại cá giá rẻ bằng 1/3 cá hồi mà chứa nhiều đạm, omega-3 và canxi không kém: Ít lo nhiễm thủy ngân, gặp ở chợ thì tranh thủ mua ngay
- 05-05-2024Làm đúng 1 việc này, ông cụ 71 tuổi dù nghỉ hưu nhiều năm vẫn sống tốt, vừa vui vừa khỏe, đỡ khiến con cái phải lo lắng
Ngủ thêm 1 tiếng/ngày có thể làm não thay đổi thế nào?
Những năm gần đây, một kết quả nghiên cứu mới thu hút sự chú ý của mọi người: Ngủ thêm 1 tiếng vào ban ngày có thể làm tăng 40% nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Trên thực tế, nghiên cứu này đến từ Đại học California, San Francisco, chủ yếu tập trung vào người trên 60 tuổi và tìm hiểu kỹ lưỡng để biết thời gian ngủ trưa sẽ đem tới những ảnh hưởng cụ thể như thế nào cho sức khỏe con người.
Trong nghiên cứu, tất cả người cao tuổi được chia thành hai nhóm, một nhóm ngủ trưa dưới một giờ đồng hồ và nhóm còn lại ngủ trưa hơn một giờ đồng hồ. Sau 12 năm nghiên cứu theo dõi, người ta phát hiện ra rằng: những người ngủ trưa hơn một giờ có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer tăng đáng kể lên 40%, so với nhóm còn lại.
Nghiên cứu sâu hơn cũng cho thấy nếu thời gian ngủ trưa đột nhiên dài hơn, đây có thể là tín hiệu sớm của bệnh Alzheimer. Nếu không chú ý đầy đủ và không thực hiện các biện pháp tương ứng (chẳng hạn như điều chỉnh thói quen ngủ, tăng cường tập thể dục, v.v.), bệnh sẽ trầm trọng hơn.
Bệnh Alzheimer là một bệnh thoái hóa thần kinh nghiêm trọng, chủ yếu biểu hiện các triệu chứng như mất trí nhớ, lú lẫn và hành vi bất thường. Các chuyên gia đưa ra lý giải rằng, ngủ trưa quá nhiều có thể khiến vùng não chịu trách nhiệm về sự tỉnh táo bị ăn mòn bởi protein độc hại TAU. Họ phát hiện trong não của bệnh nhân Alzheimer có hàm lượng protein TAU quá cao.
Có thể thấy, sự tích tụ protein này có mối tương quan thuận với tỷ lệ mắc bệnh Alzheimer. Càng tích lũy nhiều protein TAU trong cơ thể thì nguy cơ mắc bệnh Alzheimer càng cao.
Trong trường hợp bình thường, trạng thái thức và ngủ trong não được điều hòa, nhưng protein TAU tích tụ sẽ cản trở cơ chế điều hòa này, dẫn đến thời gian ngủ ngày diễn ra nhiều hơn, đồng thời sẽ dẫn đến rối loạn nhịp điệu giấc ngủ và chất lượng giấc ngủ kém vào ban đêm, càng thúc đẩy sự lắng đọng protein TAU trong não, hình thành một vòng lặp liên tục. Vì vậy, ngủ trưa quá nhiều không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer mà còn làm trầm trọng thêm quá trình lão hóa.
Kết quả của nghiên cứu này không chỉ nhắc nhở chúng ta chú ý đến chất lượng giấc ngủ của người cao tuổi mà còn nhắc nhở chúng ta phát triển thói quen ngủ tốt trong cuộc sống hàng ngày. Việc duy trì thời gian ngủ hợp lý, đều đặn và tránh ngủ quá lâu vào ban ngày có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Đồng thời, chúng ta cũng nên chú ý đến tình trạng sức khỏe của người cao tuổi và phát hiện, xử lý các vấn đề sức khỏe có thể xảy ra một cách hiệu quả, kịp thời. Nếu người cao tuổi có các triệu chứng như suy giảm trí nhớ, lú lẫn thì nên nhanh chóng đi khám để phát hiện và điều trị sớm bệnh Alzheimer cũng như các bệnh khác.
Vậy chúng ta có nên ngủ trưa hay không?
Trên thực tế, ngủ trưa quá nhiều có thể gây ra hậu quả tiêu cực nhưng ngủ trưa điều độ có thể có lợi cho sức khỏe. Vì vậy, chúng ta nên duy trì thời gian ngủ trưa vừa phải, cố gắng tránh những giấc ngủ kéo dài vào ban ngày, đồng thời chú ý đến chất lượng và nhịp điệu giấc ngủ vào ban đêm.
Để học cách ngủ trưa đúng cách và lành mạnh, hãy chú ý kiểm soát thời gian ngủ trưa. Ngủ trưa quá lâu có thể khiến chúng ta cảm thấy mệt mỏi và ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc vào buổi chiều. Nói chung, thời gian ngủ trưa lành mạnh nên từ 20 phút đến dưới 1 giờ. Ngủ trưa trong khung thời gian này có thể khôi phục thể lực và trạng thái tinh thần một cách hiệu quả, khiến chúng ta tỉnh táo và tràn đầy năng lượng hơn.
Tư thế ngủ trưa không đúng cũng có thể gây khó chịu về thể chất và đau cơ. Để giảm áp lực cho cơ thể, chúng ta có thể chọn ngủ trên ghế hoặc ghế sofa, đồng thời chú ý đến việc hỗ trợ đầu và cổ. Nếu có thể, sử dụng thảm ngủ chuyên dụng hoặc bịt mắt cũng có thể giúp chúng ta thư giãn tốt hơn.
Ngoài ra, việc kiên trì ngủ trưa đúng cách còn mang lại nhiều lợi ích khác như là:
Cải thiện khả năng nhận thức
Ngủ trưa có thể giúp cải thiện sự chú ý và tập trung. Một khoảng nghỉ ngắn có thể giúp phục hồi năng lượng trong thời gian mệt mỏi vào buổi chiều, giúp chúng ta có khả năng tập trung hơn. Sự cải thiện khả năng nhận thức này có thể giúp chúng ta làm việc hoặc học tập hiệu quả hơn.
Bảo vệ sức khỏe tim mạch
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người có thói quen ngủ trưa thường có trái tim khỏe mạnh hơn những người không có thói quen này. Ngủ trưa có thể giúp điều hòa huyết áp, nhịp tim và mức cholesterol, từ đó giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Tăng cường trí nhớ
Ngủ trưa có thể giúp củng cố thông tin đã học hoặc trải nghiệm vào buổi sáng. Nếu bạn học được điều gì đó mới vào buổi sáng thì trong thời gian nghỉ ngơi buổi chiều, não sẽ sắp xếp và củng cố thông tin, khiến chúng ta có khả năng ghi nhớ tốt hơn.
Cải thiện khả năng miễn dịch
Ngủ trưa có thể giúp tăng cường khả năng miễn dịch. Khi nghỉ ngơi, cơ thể sẽ giải phóng một số tế bào miễn dịch quan trọng có thể giúp chống lại bệnh tật. Ngoài ra, ngủ trưa có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và béo phì.
*Nguồn: Sohu