MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bộ não của trẻ ngủ trưa và không ngủ trưa khác nhau thế nào? Nghiên cứu khoa học làm bừng tỉnh nhận thức của cha mẹ

26-02-2024 - 18:40 PM | Sống

Ngủ trưa mang lại nhiều lợi ích không ngờ tới cho sự phát triển của trẻ.

Đã có nhiều tranh cãi về việc liệu ngủ trưa có mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể con người hay không. Trong xã hội hoạt động với nhịp độ nhanh, cường độ cao, sự cạnh tranh lớn, điều rất quan trọng là có thể thư giãn và phục hồi trong khoảng thời gian nhất định sau khi làm việc hoặc học tập. Đặc biệt đối với trẻ đang phát triển, ngủ trưa lại càng quan trọng hơn.

Các chuyên gia đã khẳng định, người lớn thông thường cần ngủ khoảng 7-8 tiếng/ngày để duy trì chức năng thể chất và sức khỏe tinh thần; trong khi trẻ em cần từ 10-12 tiếng/ngày. Khi nói đến việc nghỉ ngơi trong ngày, thực ra chúng ta muốn diễn đạt ý nghĩa của giấc ngủ trưa. 

Tuy nhiên, có một câu hỏi đặt ra: Nhiều đứa trẻ tràn đầy năng lượng có cần ngủ trưa không? Đó là nhóm đối tượng có bộ não mạnh mẽ hơn, linh hoạt hơn và dẻo dai hơn.

Bộ não của trẻ ngủ trưa và không ngủ trưa khác nhau thế nào? Nghiên cứu khoa học làm bừng tỉnh nhận thức của cha mẹ- Ảnh 1.

Trẻ em cần ngủ từ 10-12 tiếng/ngày để đảm bảo phát triển. (Ảnh minh hoạ)

Nhận thức đề cập đến tất cả các quá trình tinh thần liên quan đến việc tâm trí xử lý thông tin và phản hồi. Các mô-đun chức năng như sự chú ý, trí nhớ, ngôn ngữ, tính toán,... Mỗi mô-đun chức năng yêu cầu chúng ta tiêu tốn tài nguyên não bộ để hỗ trợ nó hoàn thành nhiệm vụ và mỗi người sẽ có khác biệt trong việc tiếp thu và xử lý thông tin.

Một bộ não linh hoạt nghĩa là khi bộ não tiếp xúc với những điều mới mẻ, nó sẽ tạo ra những kết nối mới và thay đổi cấu trúc ban đầu. Não bộ đang dần được hình thành và thậm chí cả cấu trúc ban đầu cũng được cập nhật. Nói cách khác, tính linh hoạt thể hiện giới hạn trên của một mức độ thông minh nhất định.

Hai nghiên cứu gần đây tại Trung Quốc đã kiểm tra mối quan hệ giữa khả năng nhận thức và thói quen hành vi hàng ngày (bao gồm cả việc có ngủ trưa hay không) ở trẻ em từ 5 - 13 tuổi. Kết quả cho thấy trong cùng một nhóm tuổi, thời gian ngủ trưa ít hơn hoặc hoàn toàn không thì 3 năm sau, kỹ năng tự kiểm soát yếu. Đồng thời, kết quả kiểm tra cũng xác nhận, những người ngủ trưa ít hơn hoặc không ngủ trưa trong cùng nhóm tuổi có sự thiếu hụt tương đối ở vùng vỏ não trước trán - khu vực kiểm soát điều hành. 

Mặc dù nguyên nhân cụ thể vẫn chưa được xác định nhưng các nhà khoa học suy đoán có thể liên quan đến việc giảm giải phóng căng thẳng tích lũy trong ngày và giúp điều chỉnh hiệu quả khả năng tăng tốc. Thời gian ngủ trưa ở một mức độ nào đó sẽ giúp tối ưu hóa toàn bộ hệ thống thần kinh và thúc đẩy sự linh hoạt của não.

Ngoài ra, nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra, nếu muốn thông minh, bạn phải ngủ đủ giấc và đảm bảo dành thời gian nghỉ ngơi. Ngoài ra, việc áp dụng kế hoạch học tập, làm việc hợp lý xen lẫn nghỉ ngơi, chẳng hạn tập trung 1-2 giờ rồi dành 10 phút nghỉ có thể cải thiện khả năng tập trung/sáng tạo/tốc độ xử lý các vấn đề phức tạp trong lĩnh vực của bạn.

Nhìn chung, tầm quan trọng của giấc ngủ trưa ngày càng được nhiều người công nhận. Dù ở môi trường gia đình hay môi trường học đường, các bậc phụ huynh cùng giáo viên đã hướng dẫn trẻ thói quen tốt này. Ngủ trưa sẽ có thể giúp trẻ giảm bớt căng thẳng về thể chất và tinh thần một cách hiệu quả, phục hồi năng lượng. Từ đó có thể thúc đẩy việc cải thiện mức IQ trong tương lai cho trẻ. 

Bộ não của trẻ ngủ trưa và không ngủ trưa khác nhau thế nào? Nghiên cứu khoa học làm bừng tỉnh nhận thức của cha mẹ- Ảnh 2.

(Ảnh minh hoạ)

Một số lưu ý khi rèn thói quen ngủ trưa cho trẻ

- Thiết lập thói quen trước khi đi ngủ: Cha mẹ có thể đọc sách với bất kỳ ngôn ngữ nào mà các bậc cha mẹ muốn sử dụng với các trẻ nhỏ. Cha mẹ nên thực hiện thói quen này vào khoảng thời gian tương tự mỗi buổi tối.

- Duy trì tính nhất quán và cố gắng không thay đổi thói quen của trẻ, đặc biệt là thời gian ngủ trong tuần. Nếu cha mẹ muốn con ngủ trễ hơn vào cuối tuần thì chỉ nên thay đổi xê xích trong vòng 1 tiếng. Duy trì nhất quán thời gian mới giúp trẻ hình thành được thói quen. 

- Tắt TV và các thiết bị điện tử như điện thoại thông minh, máy tính bảng ít nhất 2 tiếng trước giờ ngủ. Một số nghiên cứu cho thấy, nếu chỉ dành 30 phút xem màn hình trước khi trẻ đi ngủ, trẻ có thể vẫn còn thức thêm 2 tiếng nữa. 

Theo Ứng Hà Chi

Đời sống & pháp luật

Trở lên trên