MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

"Bố ơi, con muốn ngủ một lát" nhưng khi bố gọi thì cậu con trai không còn tỉnh lại nữa: Áp lực tinh thần đang phá hủy sức khỏe của người trẻ

17-11-2021 - 19:03 PM | Sống

Các bậc phụ huynh luôn gửi gắm nhiều kỳ vọng cho con của mình. Tuy nhiên, đôi khi những kỳ vọng này lại tạo nên áp lực tinh thần, khiến thanh thiếu niên bị mệt mỏi quá sức, mắc tâm bệnh... thậm chí gây tử vong.

Tiêu Chí năm nay đang học cấp 2 ở Trung Quốc, bố mẹ cậu đều là bậc trí thức và tốt nghiệp từ các trường Đại học danh tiếng. Chính vì vậy mà kỳ vọng của họ đặt vào cậu cũng rất cao, chí ít thì cũng phải được như cha mẹ của mình, hoặc thậm chí còn phải cao hơn mới làm họ hài lòng. Chính vì vậy mà bố mẹ quản lý Tiêu Chí rất chặt chẽ. Con đường trở thành một kỹ sư cấp cao hoặc giám đốc điều hành một công ty dường như là mục tiêu và hoạch định mà họ đặt ra cho cậu, không có gì thay đổi thì đó sẽ là con đường tương lai đã định. Một con đường với tương lai đầy vinh quang và sáng sủa đang chờ đợi cậu ở phía trước.

Bố ơi, con muốn ngủ một lát nhưng khi bố gọi thì cậu con trai không còn tỉnh lại nữa: Áp lực tinh thần đang phá hủy sức khỏe của người trẻ - Ảnh 1.

Từ mẫu giáo đến tiểu học, từ thứ hai đến chủ nhật, đủ thứ lớp dạy thêm dồn dập kéo đến khiến Tiêu Chí không kịp thở. Trong suốt thời gian ở trường tiểu học, điểm số của cậu đều thuộc hàng cao nhất lớp, và trúng tuyển vào trường trung học cơ sở trọng điểm của địa phương.

Tuy nhiên, "ở nhà nhất mẹ nhì con", khi rơi vào một môi trường mới cộng thêm với kiến thức mới ở trường trung học cơ sở, các anh tài hào kiệt từ nhiều nơi khác đổ về khiến cậu không theo kịp ngay từ đầu. Trong kỳ thi giữa kỳ, Tiêu Chí chỉ đứng thứ 50 toàn trường. Đối với cha mẹ cậu, đó là một kết quả "không thể chấp nhận" với đứa con họ đã gửi gắm biết bao kỳ vọng lẫn tự hào.

Kể từ đó, thời gian học bài mỗi đêm của Tiêu Chí tăng lên, cộng thêm với hàng loạt bài tập ngoại khóa. Không làm xong thì đừng nói tới chuyện được đi nghỉ sớm, và việc phải thức khuya để hoàn thành lượng bài tập khổng lồ là chuyện hằng ngày mà Tiêu Chí phải đối mặt. Cậu và gia đình cậu không biết rằng, Tiêu Chí đang phải đứng trước bờ vực của sự suy kiệt cả về thể lực lẫn tinh thần.

Bố ơi, con muốn ngủ một lát nhưng khi bố gọi thì cậu con trai không còn tỉnh lại nữa: Áp lực tinh thần đang phá hủy sức khỏe của người trẻ - Ảnh 2.

Vào một đêm như bao đêm khác, khi ông bố bưng bát súp gà nóng hổi để con trai tẩm bổ sau những giờ học tập căng thẳng, Tiêu Chí cảm thấy hơi mệt nên cậu đã nói với bố:" Bố ơi, con rất mệt và buồn ngủ lắm. Con nhắm mắt nghỉ ngơi một lát bố nhé".

Người bố đặt bát súp gà vào bàn cho Tiêu Chí, khi quay trở lại lần nữa, bát súp gà đã nguội, còn Tiêu Chí thì không bao giờ tỉnh lại nữa. Không ngờ đó lại là câu nói cuối cùng mà cậu nói với người bố của mình.

Dù xe cấp cứu đến kịp thời, dù điều kiện y tế tốt nhất, dù cha mẹ có tình yêu thương vô hạn, dù còn rất nhiều dự định và tương lai phía trước... Tiêu Chí đã vĩnh viễn không bao giờ tỉnh dậy được nữa. Bác sĩ nói:"Bệnh nhân quá mệt (kiệt sức nghiêm trọng) dẫn đến ngừng tim đột ngột". Giờ đây, dù cha mẹ có khóc lóc thảm thiết, hối hận vô cùng thì mọi chuyện xảy ra đã quá muộn.

Đây không phải là câu chuyện đau lòng duy nhất

Trước đó, tại Bắc Kinh, cô gái 15 tuổi mỗi lần bước vào phòng thi đều áp lực như bước vào phiên tòa xét xử cũng bởi kỳ vọng "con nhà người ta" đang đè nặng lên vai cô. Và điều tồi tệ nhất đã xảy ra, trong lúc nghĩ quẩn, cô chỉ mới 15 tuổi lén nuốt 100 viên thuốc ngủ. Rất tiếc vì phát hiện muộn nên không thể cứu chữa kịp thời.

Tại Sơn Đông (Trung Quốc), hai học sinh cấp hai không thể chịu nổi áp lực về điểm thi, đã chọn cách trốn khỏi nhà, không may bị bọn buôn người bắt cóc đến một nơi không xác định.

Trong sự đau đớn và khổ sở, nhiều thanh thiếu niên đã chọn cách làm tổn thương đến cơ thể và tính mạng của mình như một sự phản kháng. Họ dần dần rơi vào trầm cảm, do mặc cảm thất bại, mặc cảm tội lỗi khi nói dối cha mẹ, sợ hãi về tương lai... đủ loại tra tấn về tinh thần và cuối cùng lựa chọn cách làm tổn thương bản thân.

Bố ơi, con muốn ngủ một lát nhưng khi bố gọi thì cậu con trai không còn tỉnh lại nữa: Áp lực tinh thần đang phá hủy sức khỏe của người trẻ - Ảnh 3.

Áp lực tinh thần - quả bom nổ chậm đe doạ sức khỏe thể chất, tinh thần người trẻ

Cơ thể thanh thiếu niên còn đang phát triển, việc học tập và sinh hoạt dưới áp lực cao trong thời gian dài sẽ gây ra những tổn hại không thể cứu vãn được về thể chất và tinh thần.

Áp lực tinh thần hay cụ thể là căng thẳng có nghĩa là một phản ứng của cơ thể khi đối diện với các tình huống quá tải với sức chịu đựng của mình.

Theo trang WebMD, nếu thường xuyên bị căng thẳng, bạn có thể có các triệu chứng về thể chất, chẳng hạn như: Đau đầu, đau bụng, huyết áp cao, đau ngực, các vấn đề về tình dục và giấc ngủ. Căng thẳng cũng có thể dẫn đến các vấn đề về cảm xúc, trầm cảm, các cơn hoảng loạn hoặc các dạng lo lắng và hồi hộp khác.

Khi bị áp lực tinh thần, các tín hiệu dẫn truyền thần kinh thông qua dây thần kinh phế vị tác động mạnh mẽ đến hoạt động của dạ dày, gây ra chứng viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản. Đồng thời, nó ảnh hưởng đến hoạt động của đường ruột, làm mất cân bằng hệ khuẩn chí đường ruột, gây ra một số bệnh như: hội chứng ruột kích thích, viêm ruột với những biểu hiện như đau bụng, táo bón, tiêu chảy, đi cầu nhiều lần, khó tiêu...

Một số ảnh hưởng đến tình trạng sức khoẻ gây ra bởi những căng thẳng mãn tính như:

- Các vấn đề về sức khỏe tâm thần: trầm cảm, lo âu và rối loạn nhân cách.

- Bệnh tim mạch: bệnh tim, huyết áp cao, nhịp tim bất thường, đau tim và đột quỵ.

- Béo phì và các rối loạn ăn uống khác.

- Vấn đề kinh nguyệt.

- Rối loạn chức năng tình dục, chẳng hạn như bất lực và xuất tinh sớm ở nam giới và mất ham muốn tình dục ở cả nam và nữ.

- Các vấn đề về da và tóc, chẳng hạn như mụn trứng cá, bệnh vẩy nến và bệnh chàm, và rụng tóc vĩnh viễn,

- Các vấn đề về đường tiêu hóa, chẳng hạn như: viêm dạ dày, viêm loét đại tràng và ruột kết kích thích...

Nguồn và ảnh: Sohu, WebMD, BV ĐKQT Vinmec

Theo MAYLILY & MAKI

Pháp luật và bạn đọc

Trở lên trên