Bỏ qua tiền số, chứng khoán, đây mới là xu hướng đầu tư ‘an toàn-nhẹ gánh’ hiện nay: tuổi thọ cao, vốn thấp mà lãi hơn 500 triệu đồng
Đầu tư tại nhà để kiếm thêm thu nhập đang là xu hướng của nhiều người trẻ hiện nay.
- 24-12-202249 triệu người Mỹ chi 84 tỷ USD chỉ để thoát khỏi ‘cơn ác mộng’ này, tạo ra một ngành kinh doanh trị giá hàng tỷ USD
- 24-12-2022Một triệu phú tự thân ‘hé lộ’ bí quyết duy nhất để thành công: 90% người trẻ làm điều này rất tệ
- 23-12-2022Hạt lúa mì làm ‘điêu đứng’ thế giới: Kẻ mạnh giành nhau, kẻ nghèo gặp hạn, 'đứng im' vẫn làm rung chuyển cả nền kinh tế-xã hội toàn cầu
Camille B (31 tuổi), một cô gái người Anh sinh ra ở Pháp đã có cuộc trò chuyện cùng Business Insider và chia sẻ về công việc kinh doanh của mình. Việc hàng ngày của cô là cho thuê quần áo trên hai ứng dụng ByRotation và HURR. Dù khó tin nhưng chỉ đầu tư mua quần áo và cho thuê “lặp lại”, Camille B đã thu về 22.000 USD, hơn 500 triệu đồng.
“Tôi luôn thích mua những bộ đồ có chất lượng tốt - những món mà tôi biết mình sẽ mặc nhiều lần và có độ bền cao. Chất lượng tốt là quan trọng nhất.”, Camille chia sẻ.
Với đặc thù kinh doanh cho thuê, khi mua một bộ quần áo mới, cô sẽ chụp ảnh ngay và viết phần mô tả trạng thái, đặc điểm của sản phẩm đó lên ứng dụng. Camille nhận thấy nếu bộ quần áo được chụp “thật thà” với nhiều phong cảnh khác nhau như ở đường phố hay ở công viên thì các sản phẩm sẽ dễ dàng thu hút khách hàng, hơn là chỉ chụp mỗi sản phẩm cần bán mà không có bối cảnh tự nhiên.
Vừa được trải nghiệm đồ mới thường xuyên, vừa đem về thu nhập tốt chính là ưu điểm của công việc kinh doanh “mua về thuê lại” này.
Vợ chồng Camille
Để bắt đầu, Camille gợi ý ByRotation và HURR - hai ứng dụng rất dễ dùng. Tổng thời gian chỉ vẻn vẹn 20 phút. Người cho thuê sẽ tải ảnh, nhập giá trị của món đồ và ứng dụng sẽ tự đề xuất một vài mức giá thuê trung bình mỗi ngày.
Camille thường chọn số tiền được ứng dụng gợi ý sau đó chọn hạn mức thuê tối thiểu đối với sản phẩm đó (thường ít nhất là thuê 2-3 ngày). Ứng dụng sẽ đề xuất số tiền thuê theo tuần (thường được chiết khấu 50%) và số tiền thuê theo tháng. Điều này gián tiếp giúp người cho thuê có được các hợp đồng lâu dài hơn.
Chi phí ‘tất tần tật’ thấp
Đầu tư quần áo cho thuê không tốn quá nhiều tiền vốn. Hầu như chi phí cố định hàng tháng đến từ việc vệ sinh sản phẩm và tiền duy trì nền tảng ứng dụng cho thuê.
Khi quy mô kinh doanh phát triển, Camille có lượng quần áo khổng lồ nên cũng được nhiều ưu đãi với tiệm giặt ủi. Đối với dịch vụ giặt khô theo tháng, cô trả trung bình 60 USD đến 70 USD/tháng (1,4-1,6 triệu đồng). Phụ phí cho mỗi sản phẩm là 200 nghìn đồng nhưng Camille chỉ lấy người thuê 50% phí cước.
Cô cũng quyết định trợ giá chi phí vận chuyển cho khách hàng để tăng độ nhận diện cũng như thu hút được nhiều người thuê hơn. Đặc biệt, Camille luôn sử dụng dịch vụ vận chuyển cao cấp nhất của bưu điện để các bộ quần áo không bị va đập, rách hỏng và có thể đến tay khách hàng chỉ ngay ngày hôm sau (thường đến lúc 1 giờ chiều). Nếu khách hàng muốn thuê đồ ngay và cần gấp, cô cũng tạo điều kiện để họ trực tiếp đến lấy hàng tại nhà.
Ứng dụng ByRotation mà Camille sử dụng có cung cấp dịch vụ cho thuê tiện ích. Ứng dụng sẽ đảm nhận việc quản lý đơn và vận hành hệ thống vệ sinh. Nhưng Camille không sử dụng chức năng quản lý đó nên chỉ cần trả 15% hoa hồng cho ByRotation.
Camille có một bảng tính ghi lại toàn bộ nội dung đơn hàng, chi phí, vốn và lãi trên tất cả các nền tảng giúp cô dễ dàng theo dõi quá trình kinh doanh. Tổng thu nhập của Camille trên các ứng dụng khác nhau là hơn 18.300 bảng Anh, tương đương hơn 500 triệu đồng kể từ khi cô bắt đầu cho thuê quần áo từ hai năm trước.
Đầu tư mua váy cưới và cho thuê lại
Vì Covid, Camille và vị hôn phu Natan phải hoãn lễ cưới của mình. Vì vậy cô đã chia đám cưới của mình thành hai phần. Đầu tiên là tổ chức một đám cưới nhỏ ở miền nam nước Pháp - nơi Camille sinh ra. Cô đã mua một chiếc váy cưới hai dây đơn giản từ Anine Bing có giá 233 USD (hơn 5,4 triệu đồng). Cô đã cho thuê chiếc váy này rất nhiều lần sau lễ cưới và đem về số tiền lãi lớn.
Camille mặc váy cưới của Anine Bing
Việc cho thuê lại váy cưới không chỉ giúp Camille có được nguồn thu nhập ổn định mà còn đem về giá trị tinh thần. Cô rất vui vì mình là một phần nào đó trong ngày hạnh phúc của nhiều người phụ nữ khác.
Hay đối với chiếc váy Dolce & Gabbana mà Camille mua để mặc cho tiệc trước đám cưới cũng nhận được rất nhiều đơn đặt thuê ngay sau đó.
Ngoài quần áo, cũng có các khách hàng cần thuê phụ kiện trang sức. Tất cả sản phẩm còn mới đều có thể trở thành vốn để kinh doanh. Mẹ của Camille đam mê thời trang và bà đã tặng cô một chiếc thắt lưng kim loại Chanel cổ điển từ những năm 80 hoặc 90. Camille đã đăng cho thuê trên ByRotation và nó đã được một người nổi tiếng ở London thuê để chụp ảnh. Chiếc thắt lưng đã được thuê bốn lần với tổng số tiền thu về là 138 USD, tương đương khoảng 3,2 triệu đồng.
Ứng dụng cho thuê sản phẩm thời trang đã thay đổi cách Camille mua quần áo. Bây giờ nếu thấy một món đồ muốn mua, cô sẽ nghĩ liệu rằng sản phẩm này có phù hợp để cho thuê hay không; liệu có thể lấy lại khoản đầu tư của mình và đem về lợi nhuận không? Vì vậy, Camille sẽ chỉ mua những thứ có khả năng tái “vận hành”.
Với cửa hàng cho thuê nhỏ của Camille, những mặt hàng được ưa chuộng nhất là quần áo của các thương hiệu Jacquemus, Cult Gaia hay The Vampire's Wife và Rixo - những thương hiệu cao cấp của Anh, chuyên quần áo dành cho tiệc hay sự kiện. Đối với những sản phẩm bản thân không mặc này, Camille sẽ phải chấp nhận đầu tư ban đầu.
Cô có một chiếc váy Jacquemus màu vàng đã được thuê 30 lần, với tổng số tiền thu về là 2.000 USD, tương đương hơn 47 triệu đồng. Dù cô chỉ mua nó với giá hơn 20 triệu.
Đầu tư quần áo cho thuê không đem về số tiền lãi khổng lồ như tiền số hay chứng khoán nhưng bộ môn này chắc chắn “nhẹ gánh” và ít rủi ro hơn.
Tham khảo: BI
Nhịp sống thị trường