MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bộ quy tắc đánh giá quyết định mua của bạn liệu có xứng đáng với số tiền đã bỏ ra hay không

03-05-2023 - 11:16 AM | Lifestyle

Đưa ra 1 quyết định mua không khó nhưng để biết điều đó có hợp lý hay không thì lại hoàn toàn khác.

Bài viết dựa trên sự tư vấn của Eric Roberge, là người sáng lập Beyond Your Hammock. Eric Roberge giúp các chuyên gia ở độ tuổi 30 kiếm được nhiều tiền hơn và đã chia sẻ các mẹo kiếm tiền của mình với Wall Street Journal, USA Today, CNBC, Forbes và MONEY Magazine.

Rất nhiều lời khuyên về kế hoạch tài chính nói về cách tiết kiệm nhiều hơn và chi tiêu ít hơn. Bạn có thể nghe thấy điều đó mọi lúc, kiểu như là cần phải sống dưới mức thu nhập, tiết kiệm bao nhiêu % trên tổng thu nhập, mỗi năm cần làm gì để đạt được mục tiêu tài chính lớn là nghỉ hưu.

Nhưng rất ít người chỉ cho bạn cách tiêu tiền như thế nào là đúng đắn. Bởi suy cho cùng, tâm lý phải tiết kiệm hết mức có thể sẽ khiến bạn cảm thấy việc chi tiêu theo 1 cách nào đó sẽ rất tệ không mang lại lợi ích gì cho cảm xúc. Bởi đôi khi tiền là công cụ được sử dụng để người ta cảm thấy tăng giá trị cho cuộc sống.

1. Bắt đầu với các dữ kiện tài chính

Bộ quy tắc đánh giá quyết định mua của bạn liệu có xứng đáng với số tiền đã bỏ ra hay không - Ảnh 2.

Bước đầu tiên để đưa ra quyết định chi tiêu tốt là hiểu thực tế tài chính của bạn. Những con số thực mà bạn đang có là gì? Ở mức cơ bản nhất, bạn cần biết dòng tiền của mình. Bao nhiêu tiền thu nhập mỗi tháng và tiêu bao nhiêu? Từ đó, bạn sẽ biết mình có:

- Chi tiêu nhiều hơn số tiền bạn kiếm được. Có nghĩa là bạn nên cẩn thận đưa ra bất kỳ quyết định chi tiêu bổ sung nào và có thể đặt trọng tâm vào việc giảm chi phí hiện có trước (hoặc lập kế hoạch tăng thu nhập của mình).

- Tiền lương chỉ đủ sống. Điều này cho thấy bạn không có nhiều tiềm lực tài chính. Thật tuyệt nếu bạn không lâm vào cảnh nợ nần hoặc chồng chất những hóa đơn không thể trả. Nhưng đây là khoản tài chính tương đương với việc đang giẫm chân tại chỗ. Ưu tiên đầu tiên của bạn có thể là tạo ra khoảng cách giữa thu nhập và chi phí để có nhiều tự do và lựa chọn với số tiền của mình.

- Kiếm được nhiều hơn số tiền chi tiêu và có thể tiết kiệm mỗi tháng. Thậm chí là đầu tư để tăng tài sản. Nếu bạn thấy mình đang ở trong tình trạng cuối cùng, có thể đánh giá xem tình hình tài chính của mình sẽ như thế nào nếu tiếp tục với quyết định chi tiêu đang cân nhắc. Bởi đứng trước các chi phí lớn sẽ phức tạp hơn và cần nhiều thời gian cân nhắc trước khi đưa ra quyết định.

Ví dụ, nếu bạn muốn biết liệu việc mua một căn nhà có đáng giá hay không, phải nghĩ đến các chi phí liên quan tới việc sở hữu nhà mà không chỉ là khoản trả trước và các chi phí khác.

2. Dành thời gian để xác định các giá trị của bạn

Nhà lập kế hoạch tài chính đưa ra bộ quy tắc đánh giá một quyết định mua liệu có xứng đáng với số tiền đã bỏ ra - Ảnh 3.

Có khả năng mua một thứ gì đó và thực sự muốn mua một món đồ nào đó là hai điều khác nhau. Hãy quay lại ví dụ về việc mua một ngôi nhà.

Giả sử bạn đưa ra các con số trên giấy và bảng tính cho biết tất cả đều thành công: Về mặt lý thuyết, bạn có tiền để thanh toán trước và bạn có đủ ngân sách cho khoản thanh toán thế chấp hàng tháng. Điều đó không có nghĩa đây là một quyết định đáng giá hoặc một quyết định chi tiêu tốt. Bạn phải xác định xem việc sử dụng tiền theo cách này có phù hợp với giá trị của bản thân và cuộc sống mà bạn muốn hướng tới hay không.

Nếu bạn coi trọng sự tự do, linh hoạt, phiêu lưu, trải nghiệm mới và du lịch, thì việc mua một ngôi nhà có thể khiến bạn thất vọng vì nó không phù hợp với những gì bạn mong muốn. Mặt khác, nếu cộng đồng, đóng góp, gia đình hoặc sự ổn định nằm ở đầu danh sách giá trị của bạn, thì việc mua một ngôi nhà cố định mới thể hiện việc sử dụng tiền của bạn đang hiệu quả.

Đó không phải là quyết định tốt hay xấu. Nó liên quan đến những gì bạn xác định là quan trọng trong cuộc sống, bạn phải xác định giá trị của mình để có thể điều chỉnh các quyết định tài chính phù hợp với mục tiêu sống.

3. Quyết định tài chính cần được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên

Một khi bạn biết giá trị của mình, bạn cần phải tiến thêm một bước nữa trước khi có thể quyết định điều gì đáng giá hay không. Bởi ngay cả khi quyết định đó là chi tiêu phù hợp, trong 1 vài trường hợp bạn vẫn không thực hiện được vì phải đánh đổi nó với quyết định tài chính khác hợp lý hơn.

Lấy ví dụ bạn đang muốn đi du lịch hoặc chuyển tới một nơi ở mới tốt hơn, đó có thể là căn hộ 2 phòng ngủ chẳng hạn. Nhưng còn 1 mối lo lắng khác to hơn đó là tiền học của con, tiền thuốc men,... Nó khiến bạn phải đặt lên bàn cân và so sánh. Đó là lý do vì sao các quyết định tài chính phải được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên.

4. Đưa ra quyết định cuối cùng - với sự tự tin

Nhà lập kế hoạch tài chính đưa ra bộ quy tắc đánh giá một quyết định mua liệu có xứng đáng với số tiền đã bỏ ra - Ảnh 4.

Bạn có thể lắng nghe thêm ý kiến của các chuyên gia tài chính, họ sẽ nói với bạn cần phải xử lý như thế nào. Những "điểm mù" bạn còn chưa phát hiện ra. Nhưng sau đó, quyết định và lựa chọn cuối cùng vẫn là của bạn. Chỉ bạn mới có thể xác định điều gì thực sự xứng đáng với cuộc sống của mình. Nếu chi tiêu của bạn phù hợp với giá trị, đưa bạn đến gần hơn với những gì tốt đẹp hơn trong cuộc sống thì nên thực hiện.

Theo Như Anh

Phụ nữ Việt Nam

Trở lên trên