Bỏ ra 10 phút mỗi ngày làm việc này, cả đời không lo sinh bệnh!
Những thông tin về bệnh đau nhức xương khớp dưới đây sẽ tiếp thêm tinh thần cho nhiều người đang tìm kiếm phương pháp loại bỏ căn bệnh này...
- 30-06-2017Thiền sư hạnh phúc nhất thế giới: Thực hành thiền 20 phút mỗi ngày, bạn sẽ có đủ thứ để đối phó với hơn 23 giờ còn lại
- 27-06-20177 nguyên tắc của cuộc đời, ai thấu hiểu ắt sẽ thành công
- 26-06-20176 lời khuyên thiền sư số một Nhật Bản gửi người tham sân si: Đọc điều thứ 3, ai cũng phải tự nhìn lại mình
- 17-06-2017Thực hành thiền 5 phút mỗi ngày, tôi cảm thấy yêu thương cuộc sống vô cùng
Ngồi thiền được đánh giá một hình thức vận động tiết kiệm thời gian, tiền bạc nhưng đem lại những hiệu quả tuyệt vời về sức khỏe. Chỉ cần 10 phút luyện tập mỗi ngày, bạn hoàn toàn có thể đạt được cơ số những tác dụng dưới đây.
Những ưu điểm vượt trội của ngồi thiền
Thứ nhất, ngồi thiền phù hợp với mọi đối tượng, bất kể là trẻ em hay người cao tuổi.
Thứ hai, ngồi thiền không chỉ luyện gân cốt mà còn có tác dụng khai thông kinh lạc.
Thứ ba, nếu luyện tập đúng cách, mỗi ngày bạn chỉ cần ngồi thiền 20 phút cũng có thể đạt được công dụng trẻ hóa cơ thể, không lo bệnh tật.
Thứ tư, kiên trì ngồi thiền hằng ngày sẽ giúp người tập giảm tình trạng đau mỏi thắt lưng, tăng cường tinh khí cho thận và bảo vệ cột sống.
Ngồi thiền thích hợp với hầu hết mọi đối tượng. (Ảnh minh họa).
Thời gian ngồi thiền tốt nhất trong ngày
Ngồi thiền tốt nhất nên tiến hành hai lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối. Mỗi lần nên luyện tập từ 15 đến 30 phút hoặc một tiếng đồng hồ.
Cần lưu ý rằng, khi ngồi thiền buổi sáng, người tập nên tiến hành trước bữa sáng hoặc sau khi ăn ít nhất một tiếng đồng hồ.
Nếu luyện tập ngồi thiền vào buổi sáng, bạn nên chú ý lựa chọn những món ăn thanh đạm, dễ tiêu, tốt nhất nên ăn đồ chay.
Sau khi kết thúc bài tập ngồi thiền, người tập nên duỗi thẳng hai chân, thả lỏng cơ thể, tuyệt đối không nên lập tức đứng thẳng.
Hai công dụng nổi bật của ngồi thiền
Tăng cường công năng tim mạch
Vận động là cách tốt nhất để rèn luyện sức khỏe cho trái tim, đặc biệt là đối với người cao tuổi.
Tuy nhiên, điều cốt yếu là người tập cần lựa chọn cho mình loại hình vận động phù hợp. Những người có tiền sử mắc các bệnh về tim mạch cần tránh chơi thể thao quá mạnh để giảm nguy cơ tái phát bệnh.
Trong khi đó, ngồi thiền là loại hình vận động tương đối nhẹ nhàng nhưng lại là bài tập công hiệu giúp trái tim trở nên cường kiện.
Khi ngồi thiền, hai chi dưới của bạn sẽ ở trong tư thế gập, khiến cho lượng máu tuần hoàn xuống bộ phận này gặp trở ngại. Để lấy lại sự cân bằng, trái tim cần gia tăng lực cho mỗi nhịp đập của mình.
Trải qua sự rèn luyện này, nhịp đập của trái tim ngày càng trở nên có lực, khiến máu có thể cung cấp tới hai chi dưới ngay cả khi ở trong trạng thái ngồi thiền.
Trái tim càng khỏe mạnh, tạng phủ và các cơ quan khác càng được điều hòa. Những triệu chứng như thiếu máu não, thắt lưng đau nhức, hoa mắt, chóng mặt… đều được cải thiện.
Ngồi thiền thích hợp với hầu hết mọi đối tượng. (Ảnh minh họa).
Khai thông kinh lạc
Kích thích huyệt Hội Âm có tác dụng đặc thù trong việc giúp chúng ta điều hòa yếu tố âm dương trong cơ thể.
Trong khi đó, tư thế ngồi thiền sẽ khiến huyệt vị này ở vào trạng thái thả lỏng và có cảm giác nảy lên theo từng nhịp thở, giúp hệ thống kinh mạch trên trục cơ thể của chúng ta được khai thông.
Trung y có câu "trung mạch thông suốt, trăm mạch câu thông, trăm huyệt đều thông, bách bệnh không sinh". Nhờ tác dụng kích thích huyệt vị, đả thông kinh lạc, ngồi thiền có thể giúp cơ thể tránh xa nhiều loại bệnh tật.
Chưa dừng lại ở đó, người luyện tập thiền ở trình độ cao không chỉ đạt được hiệu quả về sức khỏe mà còn giúp tâm hồn trong sáng, "thiên tuệ" được khai mở, bệnh tật bị loại bỏ.
*Theo Health Huanqiu
Trí thức trẻ